Cặp vợ chồng 42 tuổi lần lượt qua đời vì bệnh ung thư gan, bác sĩ nói "sát thủ" gây bệnh đã ở trong bếp từ rất lâu

Theo lời kể của Yingzi về thói quen sống, bác sĩ điều trị cho vợ chồng họ nhấn mạnh: Thì ra "thủ phạm" đã nằm trong bếp từ lâu.

Khi nhắc đến việc cả 2 vợ chồng đều mắc ung thư, có người sẽ nghĩ: "Chẳng lẽ ung thư lại lây lan hay sao?" . Thực ra không phải vậy, ung thư không lây, nhưng những thói quen gây ung thư thì thực sự có thể "lây lan" do vợ chồng thường sinh hoạt với nhau hàng ngày... Cặp vợ chồng người Trung Quốc dưới đây là một ví dụ đau lòng.

Người phụ nữ tên Yingzi (42 tuổi) thời gian gần đây thường cảm thấy mệt mỏi, ngứa ran trong bụng. Ban đầu, cô nghĩ bản thân bị như vậy do đang đến kỳ kinh nguyệt nên không quan tâm.

Cặp vợ chồng 42 tuổi lần lượt qua đời vì bệnh ung thư gan, bác sĩ nói

Hình minh họa.

Tuy nhiên, gần đây tình trạng của Yingzi đột nhiên trở nên tồi tệ hơn, cô bắt đầu buồn nôn, nôn mửa, đau bụng trên và ngày càng gầy rộc. Sau đó chồng của Yingzi đã đưa vợ đến viện kiểm tra, kết quả các xét nghiệm, chụp chiếu cho thấy Yingzi đã mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Khi nghe chẩn đoán của vợ, người chồng liền ngất xỉu ngay trong bệnh viện. Điều đáng buồn hơn là khi các bác sĩ nghi ngờ và đưa anh này đi siêu âm, chụp chiếu, làm xét nghiệm... cũng phát hiện anh mắc cùng loại ung thư với vợ mình.

Trong quá trình khám bệnh, các bác sĩ bệnh viện đã xét nghiệm thấy một lượng aflatoxin vượt quá quy định trong máu của họ, xác định chính độc tố này đã gây ra bệnh tật cho cả gia đình này. Dù được điều trị rất tích cực nhưng sau đó vợ chồng Yingzi lần lượt qua đời.

Ung thư vợ chồng là gì? Có nghĩa là cả hai đều mắc chung một loại ung thư. Lý do thường là vì cả hai đã sống chung với nhau từ lâu, có cùng chế độ ăn uống, lối sống như nhau. Chỉ cần một bên mắc bệnh ung thư thì khả năng người kia cũng có thể mắc.

Bác sĩ nói "sát thủ" gây bệnh ung thư đã nằm trong bếp từ rất lâu

Theo lời kể của Yingzi về thói quen sống. Bác sĩ điều trị cho vợ chồng họ nhấn mạnh: Thì ra "thủ phạm" đã nằm trong bếp từ lâu.

Bác sĩ nói: Gia đình Yingzi có thói quen sử dụng dầu ăn tự ép kém chất lượng. Để tiết kiệm, họ thường mua một lượng lớn dầu ăn tự ép về nhà và dùng dần.

Tuy nhiên, dầu ăn tự ép không thể kiểm soát chất lượng nguyên liệu. Để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã mua lạc hoặc hạt hướng dương bị mốc. Hoặc, nhiều cơ sở không có quy trình chuyên nghiệp để bảo quản nguyên liệu khiến chúng bị hỏng. Nếu dùng những nguyên liệu bị mốc này để chiết dầu thì chắc chắn sẽ làm cho độc tố aflatoxin trong dầu ăn vượt quá tiêu chuẩn.

Cặp vợ chồng 42 tuổi lần lượt qua đời vì bệnh ung thư gan, bác sĩ nói

Hình minh họa.

Hơn nữa, các loại dầu tự ép không thể bảo quản được lâu, nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh lúc nào không biết. Năm 2019, Cục Quản lý thị trường Trung Quốc đã phát hiện nhiều sản phẩm dầu lạc, dầu mè tự ép có chứa lượng aflatoxin gấp 12 lần so với quy định.

Ngoài dầu tự ép bán trôi nổi, các gia đình cũng không nên sử dụng các loại dầu ăn đã dùng nhiều lần. Khi dầu ăn bị đun nóng nhiều, không những chất dinh dưỡng đã mất mà còn xuất hiện một số chất gây hại cho sức khỏe và có thêm cả những cặn thực phẩm sau quá trình đun nấu mà mắt thường không nhìn thấy. Nếu thường xuyên tái sử dụng dầu ăn, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đâu mới là loại dầu ăn tốt nhất?

Cặp vợ chồng 42 tuổi lần lượt qua đời vì bệnh ung thư gan, bác sĩ nói

Hình minh họa.

Các chuyên gia cho rằng, loại dầu ăn tốt nhất nên sử dụng là các loại dầu có thương hiệu nổi tiếng, có bao bì rõ ràng và đã được kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại dầu ăn thực vật chứa nhiều hàm lượng omega 3, 6, 9 như dầu đậu nành, dầu oliu… có hoạt tính sinh học cao, đóng vai trò chuyển hóa cholesterol xấu trong máu giúp phòng ngừa được các bệnh tim mạch và cao huyết áp ở người cao tuổi.