Ung thư vẫn luôn là vấn đề được nhiều người trên thế giới quan tâm. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc bệnh và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam bao gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Chính vì tỷ lệ mắc ung thư đang ngày càng tăng cao nên “ung thư” đã trở thành hai từ gây ám ảnh đối với nhiều người. Ngoài dấu hiệu cảnh báo sớm và các triệu chứng của ung thư thì câu hỏi “Ung thư có di truyền hay không?” cũng được nhiều người chú ý đến.
Với câu hỏi được đặt ra là “Ung thư dạ dày có di truyền hay không?”, Ths.BS Lê Dương Tiến, Trung tâm Tiêu hoá BVĐK Hồng Ngọc khẳng định ung thư dạ dày là căn bệnh không di truyền. Tuy nhiên, có một số người mang gen đột biến thì lại có thể di truyền cho các thế hệ sau.
Điển hình là bệnh đa polyp tuyến gia đình. Những người này thường có rất nhiều polyp trong ống tiêu hóa, số lượng có thể lên tới hàng chục, hàng trăm polyp và những polyp này có thể gây ung thư.
Trong những gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình thì con cái hoặc anh chị em cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh này. Vì thế nên nếu có người nhà mắc bệnh, mọi người nên đến bệnh viện để khám, làm nội soi để xem bản thân có mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình hay không, từ đó giảm thiểu được nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Khi nào cần đi khám tầm soát ung thư dạ dày?
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/can-benh-dan-loi-den-ung-thu-da-day-trong-nha-co-1-nguoi-mac-ca-gia-dinh-phai-di-kham-a101.html