Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Cardio Heart Research cho thấy một loại hormone steroid được gọi là glucocorticoid (GCs) giúp thúc đẩy sự trưởng thành của tế bào, đồng thời ức chế sự tăng sinh của tế bào. Đây là nguyên nhân khiến cơ tim không thể phục hồi sau cơn đau tim.
"Kết quả của chúng tôi chứng minh GCs đóng vai trò như một chiếc phanh quan trọng đối với khả năng tái tạo của tim: sự ức chế của chúng cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong việc sửa chữa các mô tim bị tổn thương", giáo sư Gabriele D'Uva, khoa y học thực nghiệm của Đại học Bologna, người điều phối nghiên cứu, cho biết.
Theo ông D'Uva, đây là một khám phá đặc biệt dẫn đến các phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng tim của bệnh nhân đau tim.
Một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới là bệnh tim. Điều này một phần là do mô tim không thể tái tạo như các mô cơ thể khác. Các tế bào cơ tim chết trong cơn nhồi máu cơ tim và trở thành các mô sẹo không có khả năng co bóp.
Nếu tổn thương nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy tim. Trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Kết quả của tình trạng này có thể tiềm ẩn một số tác động bất lợi, bao gồm đột tử, trang Scitech Daily cho biết.
Giáo sư D'Uva khẳng định: "Hầu hết các mô trong cơ thể chúng ta sẽ tự đổi mới trong suốt cuộc đời. Ngược lại, sự đổi mới của các mô tim ở tuổi trưởng thành là cực kỳ thấp, gần như không tồn tại".
Để tìm ra cách đảo ngược tình trạng mất khả năng tái tạo này của tim, các nhà khoa học đã tập trung vào glucocorticoid - một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, chuyển hóa và duy trì cân bằng nội môi cũng như trong việc kiểm soát các tình huống căng thẳng.
Việc loại bỏ thụ thể glucocorticoid (GR) trong glucocorticoid (GCs) đã được chứng minh có thể làm tăng khả năng tái tạo của tế bào cơ tim sau cơn nhồi máu cơ tim, thúc đẩy quá trình tái tạo cơ tim trong vòng vài tuần.
Giáo sư D'Uva khẳng định: "Các kết quả tương tự cũng đã thu được thông qua việc sử dụng một loại thuốc ức chế thụ thể GR đã được phê duyệt để sử dụng lâm sàng ở người".
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/phat-hien-gene-quan-trong-trong-chua-lanh-ton-thuong-tim-a12257.html