Tỏi và gừng là hai loại củ nổi tiếng với nhiều công dụng cho sức khỏe.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hai loại củ phổ biến này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh tật.
Từ lâu, tỏi và gừng đã được sử dụng trong các món ăn cổ truyền của người Việt Nam. Gừng là gia vị không thể thiếu trong món phở, các món xào, thậm chí loại củ này còn được dùng làm mứt và chè. Tỏi cũng được chế biến cùng rất nhiều món xào, nước chấm, ướp gia vị, thậm chí nhiều người có thói quen ăn sống tỏi.
Chuyên trang y tế nổi tiếng Healthline đã đăng tải một bài viết về 7 lợi ích tiềm năng ấn tượng của tỏi và gừng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Từ lâu, tỏi và gừng đã được sử dụng trong các món ăn cổ truyền của người Việt Nam.
1. Có thể giúp chống viêm
Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của gừng và tỏi là khả năng giảm viêm.
Mặc dù phản ứng viêm của cơ thể là điều cần thiết để giữ cho bạn khỏe mạnh, nhưng tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến sự tiến triển của nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Tỏi và gừng có chứa các hợp chất thực vật chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp ức chế các protein gây viêm liên quan đến chứng viêm mãn tính.
Gừng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.
3. Có thể tốt cho chức năng nhận thức
Thường xuyên tiêu thụ tỏi và gừng có thể giúp bảo vệ não bộ và cải thiện chức năng nhận thức.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tiêu thụ tỏi có thể đặc biệt hữu ích để bảo vệ chống lại chứng suy giảm nhận thức ở một số nhóm dân số nhất định.
Một nghiên cứu dân số năm 2019 trên 27.437 người Trung Quốc lớn tuổi đã phát hiện ra những người ăn tỏi thường xuyên hơn ít bị suy giảm nhận thức hơn. Họ cũng sống lâu hơn những người hiếm khi ăn tỏi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng bột tỏi có thể cải thiện trí nhớ và sự chú ý ở người lớn khỏe mạnh.
Nghiên cứu cho thấy các hợp chất organosulfur trong tỏi có thể giúp bảo vệ chống lại chứng viêm và thoái hóa tế bào thần kinh.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy mối liên hệ giữa gừng và các lợi ích về nhận thức. Trong một nghiên cứu năm 2011, uống 400 hoặc 800 mg chiết xuất gừng mỗi ngày trong 2 tháng giúp cải thiện hiệu suất nhận thức và trí nhớ ở phụ nữ khỏe mạnh so với uống giả dược.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng gừng có thể giúp giảm tổn thương não, bảo vệ chống lại bệnh thoái hóa thần kinh và tăng mức độ các enzym chống oxy hóa trong não.
4. Có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi và gừng có đặc tính bảo vệ tim mạnh mẽ và có thể giúp giảm một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, lượng đường trong máu cao.
Một đánh giá năm 2014 về 22 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy tiêu thụ bột tỏi làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (xấu), cũng như lượng đường trong máu lúc đói và mức huyết áp.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng tỏi giúp giảm huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Gừng cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2017 trên 4.628 người đã phát hiện ra rằng tiêu thụ 1 gram gừng mỗi ngày làm giảm 8% nguy cơ huyết áp cao và 13% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Bổ sung gừng cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mức độ chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và các dấu hiệu viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này rất có ý nghĩa vì những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Do đó, tiêu thụ tỏi và gừng thường xuyên có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung tỏi và gừng liều cao vì chúng có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu (thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tim).
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng tỏi giúp giảm huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
5. Tốt cho người bệnh tiểu đường
Tỏi và gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe khác ở người bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2020 trên 103 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã cho những người tham gia uống 1,2 gram gừng mỗi ngày trong 90 ngày. Những người uống gừng đã giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol toàn phần nhiều hơn so với những người dùng giả dược.
Một đánh giá năm 2018 bao gồm 10 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy việc bổ sung gừng làm tăng cholesterol HDL (tốt) bảo vệ tim và giảm nồng độ hemoglobin A1c (HbA1c) trong máu.
Các nghiên cứu cho thấy các thực phẩm chức năng từ tỏi cũng có thể hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một đánh giá năm 2018 về 33 nghiên cứu cho thấy thực phẩm chức năng từ tỏi có hiệu quả hơn so với phương pháp điều trị bằng giả dược trong việc giảm chất béo trung tính, lượng đường trong máu lúc đói, tổng lượng cholesterol, cholesterol LDL (có hại) và HbA1c ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một đánh giá năm 2017 bao gồm chín nghiên cứu chất lượng đã cao cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bổ sung tỏi hằng ngày với liều lượng 0,05–1,5 gram. Những người tham gia được điều trị đã giảm đáng kể lượng đường trong máu và lượng lipid trong máu.
Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng thực phẩm chức năng từ tỏi và gừng để điều trị bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao, nhớ là hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
6. Đặc tính chống ung thư tiềm năng
Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu tỏi và gừng có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Điều này có thể là do chúng chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào.
Ví dụ, kết quả từ các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều tỏi hơn trong chế độ ăn có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng thấp hơn.
Một nghiên cứu năm 2020 ở 660 phụ nữ Puerto Rico cho thấy tiêu thụ nhiều tỏi và hành tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng ăn tỏi có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã phát hiện ra rằng gừng có tác dụng chống ung thư đối với một số loại tế bào ung thư, ví dụ như tế bào ung thư tuyến tụy, tế bào ung thư tuyến tiền liệt, tế bào ung thư vú.
Mặc dù những kết quả này rất đáng khích lệ nhưng gừng và tỏi không thể thay thế điều trị ung thư. Nếu bạn bị ung thư, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào.
Tỏi thường được sử dụng để xào rau.
7. Có thể tăng cường miễn dịch
Tỏi và gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus và kháng khuẩn mạnh. Do đó, thêm hai loại củ này vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường miễn dịch.
Tỏi chứa các hợp chất như allicin và diallyl sulfide có thể giúp tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch và ức chế các protein gây viêm. Các chất này cũng có thể làm giảm việc sản xuất các phân tử gây hại bằng cách ngăn chặn một số enzym nhất định.
Gừng cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch bằng cách ức chế tế bào sản xuất các protein gây viêm.
Một nghiên cứu năm 2019 trên 70 người bị viêm khớp dạng thấp đã cho những người tham gia uống 1,5 gram bột gừng mỗi ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy bột gừng thúc đẩy hoạt động của các gen mà giúp ngăn ngừa phản ứng tự miễn dịch.
Tỏi và gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại nhiều loại mầm bệnh, bao gồm cả bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài ra, bằng chứng cho thấy rằng việc bổ sung chiết xuất tỏi có thể giúp tăng cường chức năng tế bào miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm về tác dụng này.
Kết luận
Các nghiên cứu cho thấy gừng và tỏi đều mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể. Bổ sung cả hai loại củ này vào chế độ ăn có thể sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách.
Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc bổ sung tỏi và gừng liều cao, trước tiên hãy nói chuyện với chuyên gia. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc.
(Nguồn: Healthline)
https://soha.vn/hai-loai-cu-cuc-ky-bo-duong-giup-ngan-ngua-benh-tim-ung-thu-nguoi-viet-da-dung-tu-lau-20220325113851156.htm
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/hai-loai-cu-cuc-ky-bo-duong-giup-ngan-ngua-benh-tim-ung-thu-nguoi-viet-da-dung-tu-lau-a1364.html