Cà phê ảnh hưởng tới não như thế nào? Những điều dân "nghiện" cà phê nhất định phải biết

Cà phê có hàm lượng caffein cao. Điều này liệu có tốt cho não?

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cà phê có hàm lượng caffein cao, giúp bạn có thể tỉnh táo tức thì.

Với nhu cầu sử dụng cà phê ngày càng lớn, nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của đồ uống này đối với sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy uống cà phê ở mức độ vừa phải có thể có một số lợi ích với sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ tiền tiểu đường và bệnh gan. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét ảnh hưởng của caffeine đối với não và có những phát hiện đầy hứa hẹn về tăng cường sức khỏe trí não, tuy nhiên cũng lưu ý một số điều khi uống cà phê để có được lợi ích này.

Thành phần hoạt tính trong cà phê

Cà phê chứa hàng trăm hợp chất sinh học có thể mang lại các lợi ích cho sức khỏe. Đa phần các chất này là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do có hại gây ra trong tế bào của cơ thể.

Cà phê ảnh hưởng tới não như thế nào? Những điều dân nghiện cà phê nhất định phải biết - Ảnh 1.

Cà phê chứa hàng trăm hợp chất sinh học có thể mang lại các lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Theo Khoa Hóa, Đại học Ahmadu Bello, Nigeria, các thành phần hoạt tính quan trọng nhất của cà phê gồm:

• Caffeine: Hoạt chất chính có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương.

• Axit chlorogenic: Chất chống oxy hóa có lợi cho quá trình chuyển hóa đường trong máu và huyết áp cao.

• Cafestol và kahweol: Những loại dầu tự nhiên, có nhiều nhất trong cà phê chưa lọc. 

• Trigonelline: Hợp chất hữu cơ này không ổn định ở nhiệt độ cao và trong quá trình rang hạt cà phê, trigonelline tạo thành axit nicotinic, hay còn được gọi là niacin (vitamin B3).

Cà phê ảnh hưởng đến não như thế nào?

Caffeine tương tác với các thụ thể adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp bạn buồn ngủ.

Theo các nhà khoa học tại Viện Khoa học Não bộ, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quốc và Khoa Sinh học Hành vi Phân tử, Viện Khoa học Sinh học Osaka, Nhật Bản, các tế bào thần kinh trong não có các thụ thể riêng biệt mà adenosine có thể gắn vào. Khi liên kết với các thụ thể đó, adenosine sẽ ức chế sự hoạt động của các tế bào thần kinh và khiến các tế bào thần kinh hoạt động chậm lại. Lượng adenosine tích tụ dần trong ngày và cuối cùng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. 

Cà phê ảnh hưởng tới não như thế nào? Những điều dân nghiện cà phê nhất định phải biết - Ảnh 2.

Cà phê giúp bạn tỉnh táo hơn. Ảnh minh họa.

Caffeine và adenosine có cấu trúc phân tử tương tự nhau. Vì vậy, khi caffeine có mặt trong não, nó sẽ cạnh tranh với adenosine để liên kết với các thụ thể của tế bào thần kinh. Tuy nhiên, caffeine không làm chậm quá trình hoạt động của tế bào thần kinh giống như adenosine. Thay vào đó, caffeine ngăn adenosine làm chậm hoạt động thần kinh và khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. 

Cà phê có gây mệt mỏi? 

Lý do chính khiến mọi người uống cà phê là để tỉnh táo hơn, nhiều năng lượng hơn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi caffeine có thể ngăn chặn cảm giác mệt mỏi.

Tuy nhiên, tác dụng này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó có thể bạn sẽ cần một cốc cà phê khác để tỉnh táo hơn.

Chỉ cần đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều caffeine vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối để tránh làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.

Nếu uống cà phê làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, thì lúc này cà phê sẽ có tác dụng ngược lại: thay vì giảm mệt mỏi, nó có thể khiến bạn mất ngủ và từ đó làm suy giảm chức năng tổng thể của não bộ.

Cà phê ảnh hưởng tới não như thế nào? Những điều dân nghiện cà phê nhất định phải biết - Ảnh 3.

Không uống cà phê gần giờ đi ngủ. Ảnh minh họa.

Cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ trên toàn thế giới. Bệnh thường tiến triển âm thầm và nghiêm trọng dần theo thời gian. 

Alzheimer gây mất trí nhớ cũng như các vấn đề về suy nghĩ và hành vi. Hiện tại chưa có cách chữa trị triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên, điều thú vị là các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

Các nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên ở mức độ vừa phải giúp giảm 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu khác để khẳng định tác dụng này. 

Uống bao nhiêu cà phê là tốt nhất?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết người lớn khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ khoảng 4 hoặc 5 cốc (400mg caffeine) mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm hoặc có hại.

TIN LIÊN QUAN

Loại quả giải khát mùa hè hóa ra còn bảo vệ tim, gan cực đỉnh: Đang vào mùa tại Việt Nam

Tiêu thụ quá mức caffeine có thể gây ra lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh và các vấn đề về giấc ngủ.

Nếu bạn đang dự định mang thai hoặc đang mang thai, đang cho con bú, nhạy cảm với caffeine, đang dùng thuốc hoặc có các bệnh lý nền, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để chọn lựa lượng cà phê uống mỗi ngày cho phù hợp.

(Nguồn: Healthline)

https://soha.vn/ca-phe-anh-huong-toi-nao-nhu-the-nao-nhung-dieu-dan-nghien-ca-phe-nhat-dinh-phai-biet-20220326062334278.htm

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/ca-phe-anh-huong-toi-nao-nhu-the-nao-nhung-dieu-dan-nghien-ca-phe-nhat-dinh-phai-biet-a1375.html