Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham and Women thuộc Trường Y Harvard thực hiện cho thấy kết thúc các bữa ăn trong ngày sớm có thể sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Và tất cả các bữa ăn trong ngày được ăn trong khoảng 10 giờ cũng có thể lành mạnh hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (tạp chí y khoa uy tín về chuyên ngành sinh học tế bài, trao đổi chất). Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng thời gian chúng ta ăn trong ngày ảnh hưởng đến cơn đói và sự thèm ăn, mức năng lượng cũng như cách cơ thể lưu trữ chất béo.
Ăn muộn sự thèm ăn tăng gấp đôi và tạo ra mức độ hormone leptin thấp hơn. Ảnh: Getty
Nina Vujovic, một tác giả tham gia nghiên cứu cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi là 'Thời gian chúng ta ăn có quan trọng khi mọi thứ khác được giữ nhất quán không?'".
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 16 người thừa cân tham gia cùng một bữa ăn theo hai lịch trình khác nhau: Một nhóm ăn các bữa ăn sớm hơn và nhóm thứ hai ăn muộn hơn khoảng 4 tiếng.
Ví dụ: Nhóm 1 có thể ăn bữa ăn của họ lúc 9 giờ sáng, 1 giờ chiều và 5 giờ chiều thì nhóm thứ 2 sẽ ăn lúc 1 giờ chiều, 5 giờ chiều và 9 giờ tối.
Sau đó, những người tham gia tự báo cáo sự đói và thèm ăn của mình. Còn các nhà nghiên cứu thu thập các mẫu máu, nhiệt độ cơ thể và tiêu hao năng lượng của họ. Các nhà nghiên cứu cũng đã lấy sinh thiết mô mỡ để so sánh mức độ giữa hai kiểu ăn uống và mô hình biểu hiện gen ảnh hưởng như thế nào đến các con đường phân tử liên quan đến quá trình sinh mỡ - hoặc cách cơ thể lưu trữ chất béo.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng thời gian trong ngày chúng ta ăn ảnh hưởng đến cơn đói và sự thèm ăn của chúng ta, mức năng lượng cũng như cách cơ thể lưu trữ chất béo. Ảnh: Getty
"Chúng tôi muốn kiểm tra các cơ chế có thể giải thích tại sao ăn muộn làm tăng nguy cơ béo phì . Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ăn muộn có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, tăng mỡ trong cơ thể và giảm cân thành công. Chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao", tác giả cấp cao Frank Scheer, giáo sư y khoa của Trường Y Harvard giải thích. "
Trong 2-3 tuần trước khi nghiên cứu, những người tham gia phải duy trì lịch trình ngủ và thức dậy nghiêm ngặt. Và trong ba ngày cuối cùng trước khi kết thúc nghiên cứu, họ tuân theo chế độ ăn kiêng và lịch trình bữa ăn giống hệt nhau.
Kết quả cho thấy ăn muộn (sau 5 giờ chiều) làm tăng cơn đói, giảm tiêu hao năng lượng, đốt cháy calo với tốc độ chậm hơn và thúc đẩy tăng trưởng chất béo. Tất cả những thay đổi này kết hợp lại có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Ăn muộn hơn khiến cảm giác đói tăng gấp đôi và tốc độ tạo ra mức độ hormone leptin thấp hơn - leptin là hormone được sản xuất khi chúng ta no.
Nhà nghiên cứuVujovic nói: "Chúng tôi nhận thấy rằng ăn muộn hơn 4 tiếng tạo ra sự khác biệt đáng kể về mức độ đói của chúng tôi, cách chúng tôi đốt cháy calo sau khi ăn và cách chúng tôi lưu trữ chất béo".
Kết quả cho thấy ăn muộn (sau 5 giờ chiều) làm tăng cơn đói, giảm tiêu hao năng lượng, đốt cháy calo với tốc độ chậm hơn và thúc đẩy tăng trưởng chất béo. Ảnh Harvard
Bà Vujovic giải thích rằng những kết quả này không chỉ phù hợp với nhiều nghiên cứu khác mà còn cho thấy cách thức và lý do tại sao ăn muộn có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Các nhà nghiên cứu hy vọng cuối cùng sẽ mở rộng nghiên cứu để tính đến các biến số khác có thể có mặt khi không ở trong một môi trường được kiểm soát.
"Nghiên cứu này cho thấy tác động của việc ăn muộn so với ăn sớm. Ở đây, chúng tôi đã cô lập những hiệu ứng này bằng cách kiểm soát các biến số gây nhiễu như lượng calo, hoạt động thể chất, giấc ngủ và tiếp xúc với ánh sáng, nhưng trong cuộc sống thực, nhiều yếu tố trong số này có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian bữa ăn", giáo sư Scheer nói.
"Trong các nghiên cứu quy mô lớn hơn, trong đó việc kiểm soát chặt chẽ tất cả các yếu tố này là không khả thi, ít nhất chúng ta phải xem xét các biến số hành vi và môi trường khác làm thay đổi các con đường sinh học này làm cơ sở cho nguy cơ béo phì như thế nào", ông nói thêm.
Trong tương lai, Scheer và Vujović cũng quan tâm đến việc tìm hiểu rõ hơn về tác động của mối quan hệ giữa giờ ăn và giờ đi ngủ đối với cân bằng năng lượng.
Theo NyPost, News.harvard
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/thoi-diem-nen-ket-thuc-bua-an-toi-de-bot-tich-tu-mo-trong-co-the-a14638.html