Bộ sưu tập, được giới thiệu ở show ngày 20/10, lấy ý tưởng từ sự phát triển gốm Bát Tràng thế kỷ 15-16. Trong đó, nhà thiết kế sử dụng các loại vải gợi liên tưởng đến chất liệu trong nghề gốm. Vẻ xù xì, thô mộc của đất nung được thể hiện bằng vải đũi tơ tằm, bề mặt men tráng láng mịn gợi nhớ tới chất vải tơ sống, gốm men tương ứng với tơ tằm óng ả.
Bộ sưu tập, được giới thiệu ở show ngày 20/10, lấy ý tưởng từ sự phát triển gốm Bát Tràng thế kỷ 15-16. Trong đó, nhà thiết kế sử dụng các loại vải gợi liên tưởng đến chất liệu trong nghề gốm. Vẻ xù xì, thô mộc của đất nung được thể hiện bằng vải đũi tơ tằm, bề mặt men tráng láng mịn gợi nhớ tới chất vải tơ sống, gốm men tương ứng với tơ tằm óng ả.
Kiểu áo thập niên 1930 đặc trưng với sắc màu tươi sáng do thời kỳ này phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải nhập từ châu Âu. Áo may cổ xây (cổ đứng), cài nút sang bên phải, phần tay áo may nối, gấu áo dài của nữ thường được may trên mắt cá khoảng 20 cm.
Kiểu áo thập niên 1930 đặc trưng với sắc màu tươi sáng do thời kỳ này phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải nhập từ châu Âu. Áo may cổ xây (cổ đứng), cài nút sang bên phải, phần tay áo may nối, gấu áo dài của nữ thường được may trên mắt cá khoảng 20 cm.
Các tà áo đều được đi kèm khăn lụa thêu tay họa tiết gốm sứ, guốc gỗ điêu khắc.
Các tà áo đều được đi kèm khăn lụa thêu tay họa tiết gốm sứ, guốc gỗ điêu khắc.
Vũ Việt Hà cho biết tâm đắc với các loại vải dệt từ thiên nhiên theo xu hướng thời trang bền vững. Một số bộ trang phục sử dụng vải đũi được tạo nên từ kén của tơ tằm. Loại vải này mộc mạc, không bám dính vào người gây khó chịu, thoáng mát, không tích điện, cách ẩm, cách nhiệt hiệu quả.
Vũ Việt Hà cho biết tâm đắc với các loại vải dệt từ thiên nhiên theo xu hướng thời trang bền vững. Một số bộ trang phục sử dụng vải đũi được tạo nên từ kén của tơ tằm. Loại vải này mộc mạc, không bám dính vào người gây khó chịu, thoáng mát, không tích điện, cách ẩm, cách nhiệt hiệu quả.
Một thiết kế làm từ vải tơ sống, thêu họa tiết hoa tập trung ở thân trên.
Một thiết kế làm từ vải tơ sống, thêu họa tiết hoa tập trung ở thân trên.
Bên cạnh kiểu áo truyền thống, show còn giới thiệu áo cách tân với phần tay xẻ, loe rộng.
Bên cạnh kiểu áo truyền thống, show còn giới thiệu áo cách tân với phần tay xẻ, loe rộng.
Chi tiết đính cườm ở đường viền giúp trang phục thêm sắc nét.
Chi tiết đính cườm ở đường viền giúp trang phục thêm sắc nét.
Họa tiết cổ trên men lam thế kỷ 15 được thể hiện trên một mẫu áo tông xanh dương và trắng.
Vũ Việt Hà sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là một trong những nhà thiết kế nổi tiếng về áo dài ở miền Bắc. Anh tốt nghiệp Cao Đẳng Nghệ Thuật và Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp năm 2001. Sau khi ra trường, Việt Hà phát triển công việc thiết kế thời trang và giảng dạy ở khoa Mỹ Thuật, Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội. Bộ sưu tập của anh được ra mắt ở Tuần lễ thời trang Việt Nam từ năm 2005 đến 2016. Ngoài tơ tằm, Việt Hà từng gây ấn tượng khi cho ra đời áo dài dệt từ tơ sen năm 2020.
Họa tiết cổ trên men lam thế kỷ 15 được thể hiện trên một mẫu áo tông xanh dương và trắng.
Vũ Việt Hà sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là một trong những nhà thiết kế nổi tiếng về áo dài ở miền Bắc. Anh tốt nghiệp Cao Đẳng Nghệ Thuật và Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp năm 2001. Sau khi ra trường, Việt Hà phát triển công việc thiết kế thời trang và giảng dạy ở khoa Mỹ Thuật, Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội. Bộ sưu tập của anh được ra mắt ở Tuần lễ thời trang Việt Nam từ năm 2005 đến 2016. Ngoài tơ tằm, Việt Hà từng gây ấn tượng khi cho ra đời áo dài dệt từ tơ sen năm 2020.
Ý Ly (ảnh: Trương Gia Huy)
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/ao-dai-lua-thap-nien-1930-cua-vu-viet-ha-a14693.html