"Nhiệt độ" của món ăn theo quan niệm đông y
Bất kì ai trong chúng ta cũng không xa lạ với những câu nói như "món đó nóng lắm, ăn ít thôi". Không ai biết câu nói này có từ bao giờ, từ đâu mà có nhưng rõ ràng nhiều người vẫn rất tin tưởng, để rồi từ đó có sự chọn và sử dụng lựa thực phẩm thiếu cân bằng và hợp lý.
Thực tế, khái niệm về tính nóng hay lạnh của thực phẩm phần lớn xuất phát từ quan niệm đông y. Trong y học cổ truyền, tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng.
Trong đó, khái niệm thực phẩm hàn – nhiệt là phổ biến và được biết đến nhiều hơn cả. Những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn, vải).
Còn những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản.
Thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị.
Tuy nhiên, đông y lại không kết luận bản thân thực phẩm được xếp vào nhóm "món nhiệt" hay "món hàn" là nguyên nhân gây nóng hay gây lạnh cho cơ thể. Do cơ thể mỗi người cũng được chia theo thể hàn và thể nhiệt khác nhau nên có người ăn thực phẩm hay món ăn nào đó thấy cảm giác nóng, còn người khác lại thấy bình thường.
Hơn nữa, thực phẩm có tính nhiệt có thể tốt cho tiêu hóa, làm tiêu tan dịch nhầy, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây nhiệt miệng, phát ban... Trong khi đó, thực phẩm có tính hàn giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp làm mát cơ thể khi nhiệt độ bên ngoài nóng. Nhưng ít ai biết rằng, ăn nhiều thực phẩm hàn có thể khó tiêu hóa và làm cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.
Không nhất định phải kiêng khem "món nóng" theo quan niệm dân gian
Thực tế đúng là thực phẩm có tính hàn (lạnh), tính nhiệt (nóng) nhưng để nhận biết thực phẩm nào là hàn là nhiệt thì nhiều người vẫn còn hay nhầm lẫn. Ví dụ, có người cho rằng đu đủ là nóng nhưng theo Đông y, đu đủ có tính hàn. Hay nhiều người nghĩ rằng quả mơ có tính nhiệt do vị chua, ngọt nhưng thực chất quả mơ có tính hàn, ấm vị.
Chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, không độc, thành phần chủ yếu là protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, photpho, canxi, kẽm, vitamin A, C, E, B11... Kết quả là, không ít người quyết định kiêng khem quá nhiều chỉ vì... sợ nóng.
Để nhận biết thực phẩm nào là hàn là nhiệt thì nhiều người vẫn nhầm lẫn.
Thực tế, bản thân mỗi thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người khi ăn. Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia cho biết: “ Đa số mọi người đánh giá thực phẩm nóng hay cơ thể mình bị nóng dựa theo kinh nghiệm bản thân.
Thực ra, thực phẩm gây ra nóng không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan vị giác, khứu giác, tiêu hóa...mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm”.
Chuyện ăn uống nên phù hợp với cơ thể mỗi người và quan trọng nhất là phải cân bằng. Theo y học cổ truyền, thực phẩm có tính nóng sẽ phù hợp hơn với những người có cơ địa hàn và thực phẩm có tính hàn phù hợp với người có cơ địa nóng.
Nắm được quy tắc ăn uống này, chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa các món ăn phù hợp để đa dạng dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh tính trạng ăn uống không phù hợp, không cân bằng hàn nhiệt dẫn đến suy nhược sức khỏe.
Cụ thể như món mì gói, nhiều người vẫn cho rằng nó mang tính nóng, ăn vào chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể, dễ nổi mụn,… nhưng thực tế nếu kết hợp mì gói với các loại rau và thực phẩm khác thì sẽ có được món ăn vừa hấp dẫn hơn nữa các tính vị cũng được cân bằng đáng kể.
Nếu chế biến mì gói với các loại rau và thực phẩm khác thì sẽ có được món ăn vừa hấp dẫn hơn nữa các tính vị cũng được cân bằng đáng kể.
Bên cạnh đó, ăn uống cũng cần cũng cần phải thoải mái tâm lý. Điều này sẽ tạo cảm giác ngon miệng và khiến cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Khi ăn, thay vì nghĩ rằng ăn món này nóng lắm thì hãy biết cách kết hợp thực phẩm để vừa trông ngon mắt, vừa cân bằng tính vị của thực phẩm.
Theo nguyên tắc thực phẩm nóng kết hợp cùng thực phẩm hàn trong một món ăn, một bữa ăn cần cân bằng đủ các nhóm chất thì chắc chắn những món ăn dọn ra trên bàn sẽ đem lại sự vừa lòng cũng như thoải mái cho mọi người khi ăn.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/dung-so-mon-nong-day-moi-la-cach-an-uong-thong-minh-trong-cuoc-song-hien-dai-a17022.html