Cảm hứng di sản trong bộ sưu tập 'Sương'

Nhà thiết kế Hoàng Minh Hà sử dụng kỹ thuật dựng 3D và nghệ thuật thị giác để tạo nên đường cong, nếp gấp lấy cảm hứng từ các di sản Bắc bộ.

Minh Hà chia sẻ, anh tự hào khi được hợp tác cùng Aquafina, góp phần lan tỏa yếu tố bền vững trong thời trang và thể hiện chủ đề "Taste Of Heritage - Cảm hứng di sản" cho chuỗi sự kiện Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam (VIFW 2022) mùa hai.

- Anh thể hiện chủ đề "Taste Of Heritage - Cảm hứng di sản" như thế thế nào trong các thiết kế của "Sương"?

- Để hình thành được "Sương", tôi phải cảm ơn Aquafina rất nhiều. Những họa tiết trên bộ sưu tập chai nhựa mới và định hướng về bảo tồn di sản của Aquafina đã thôi thúc tôi làm sao để bám giữ giá trị cốt lõi đó.

"Sương" là một câu chuyện khó nhưng mang đến niềm hạnh phúc lớn lao. Sự kết hợp giữa tôi và Aquafina cho tôi cảm giác "Sương" không đơn thuần là bộ sưu tập của Hoàng Minh Hà, mà chúng tôi đã cùng nhau tạo nên một giá trị mang tính kế thừa di sản.

Nhà thiết kế Hoàng Minh Hà và vedette Thanh Hằng. Ảnh: Aquafina

Nhà thiết kế Hoàng Minh Hà và vedette Thanh Hằng. Ảnh: Aquafina

- Bộ sưu tập "Sương" có ý nghĩa như thế nào?

- Khi bắt đầu cảm nhận để chọn ra định hướng cho bản thân, tôi nhận thấy sương vô sắc, tĩnh lặng nhưng đôi khi là sự phản chiếu của vạn vật. Sương còn phản chiếu hình ảnh của người phụ nữ, tạo nên sự giao thoa giữa âm hưởng dân tộc và đường nét thị giác in hằn trên cơ thể họ.

Sương cũng là một bản thể của nước: nhẹ nhàng nhưng cũng giận dữ khi là cơn sóng lớn. Người phụ nữ cũng vậy, khi thanh khiết, dịu hiền, lúc lại kiên định và mạnh mẽ.

Thiết kế mang chất liệu văn hóa, trang phục truyền thống trong bộ sưu tập Sương. Ảnh: Aquafina

Thiết kế mang chất liệu văn hóa, trang phục truyền thống trong bộ sưu tập "Sương". Ảnh: Aquafina

Song, tôi ấn tượng nhất những khoảnh khắc cảnh vật được phản chiếu qua màn sương. Khi đó, vẻ đẹp cảnh quan miền Bắc thêm phần thi vị. Với tôi, dù hữu hình hay vô hình, qua dòng nước thuần khiết, các di sản đó đều mang vẻ đẹp truyền thống như người phụ nữ từ xưa đến nay.

Ngoài ra, sương thường gắn liền với màu trắng hay trong suốt nhưng bộ sưu tập này cũng có nhiều thiết kế lấy tông đen. Bởi lẽ, chúng ta có thể thấy màu đen được lồng ghép rất nhiều vào tinh hoa văn hóa Bắc Bộ, từ đường nét kiến trúc đến những trang phục truyền thống như khăn mỏ quạ, vòng kiềng, áo yếm...

- Anh lấy ý tưởng tạo nên những bộ trang phục độc đáo của Khánh Vân (first face) và Thanh Hằng (vedette) trong show diễn "Sương" từ đâu?

- Với trang phục Khánh Vân trình diễn, đó là hoa ban, hoa gạo rực đỏ của vùng Tây Bắc. Tôi khâm phục cô ấ bởi khoác lên mình bộ trang phục sử dụng nhiều thanh kim loại mỏng như vậy có thể gây tổn thương da.

Khánh Vân diễn first-face với thiết kế lấy cảm hứng từ hoa ban, hoa gạo Tây Bắc. Ảnh: Aquafina

Khánh Vân diễn first-face với thiết kế lấy cảm hứng từ hoa ban, hoa gạo Tây Bắc. Ảnh: Aquafina

Trong khi đó, thiết kế của Thanh Hằng được tạo nên bởi yếu tố di sản: nghệ thuật cuốn giấy đặc trưng của Việt Nam xưa. Nó tạo nên những nếp xếp, nếp gấp như hình ảnh của sóng hay núi đồi, gắn liền nhiều địa danh nổi tiếng tại miền Bắc như Sa Pa, Hạ Long, Hà Nội...

Thanh Hằng xuất hiện với vai trò vedette. Ảnh: Aquafina

Thanh Hằng xuất hiện với vai trò vedette. Ảnh: Aquafina

- Hướng tới yếu tố bền vững trong thời trang, anh ứng dụng như thế nào vào bộ sưu tập "Sương"?

- Tôi sử dụng sợi tơ sống, sợi tằm pha sợi cỏ, kết hợp sợi đuổi để tạo ra những bề mặt đẹp và tự nhiên, không cần can thiệp nhiều. Trong khi đó, sợi bã cà phê, sen, xương rồng, satin... gần như đảm bảo yếu tố "phi nhân tạo" nên không ảnh hưởng quá nhiều tới người dùng.

Ngoài ra, việc tái chế vỏ hàu hay chai nhựa để tạo thành sợi hàu hay polyester cũng tạo ra những giá trị rất lớn, không chỉ với thời trang mà còn cả môi trường sinh thái.

Thiên Minh

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/cam-hung-di-san-trong-bo-suu-tap-suong-a17768.html