Trong mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh giá, người ta không chỉ chống lạnh bằng cách mặc thêm quần áo mà còn bắt đầu từ chế độ ăn uống, ăn đồ cay, nhiều calo và nhiều gia vị để chống lạnh.
Khi nói đến đồ ăn để giúp cơ thể phòng chống rét, thịt giàu chất béo, đồ ăn ngọt và rượu sẽ xuất hiện trong đầu tiên trong suy nghĩ của mọi người, những thực phẩm này thực sự có thể làm ấm cơ thể?
3 thực phẩm giúp cơ thể ấm lên chỉ là ngộ nhận
1. Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường như đồ ăn nhẹ có vị ngọt, bánh ngọt và bánh quy mật độ dinh dưỡng thấp, ảnh hưởng đến quá trình sinh nhiệt của cơ thể. Đồng thời, nó cũng sẽ tiêu hao vitamin B trong cơ thể, khiến cơ thể dễ nổi nóng, gây ra những vấn đề sức khỏe bất ổn như đau mắt, viêm khóe môi và viêm lưỡi.
2. Thực phẩm giàu calo
Các loại thực phẩm phổ biến có hàm lượng calo cao gồm các loại thực phẩm chiên rán, bánh mì, khoai tây chiên và món ăn có bột chiên xù, thịt mỡ… Chúng hoàn toàn không thể chống lại cái lạnh mà ngược lại, chúng sẽ đi vào cơ thể và chuyển hóa thành chất béo tích tụ, từ đó gây béo phì.
3. Rượu
Sau khi uống rượu, nó có thể thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu, khiến một lượng lớn máu chảy lên bề mặt da, do đó cơ thể sẽ cảm thấy ấm áp trong một thời gian sau khi uống. Tuy nhiên, sau vài giờ, các mạch máu không thể co lại ngay được nên nhiệt lượng trong cơ thể bị thất thoát khiến mọi người rất dễ bị lạnh, trường hợp nặng có thể gây cảm lạnh.
(Ảnh minh họa)
Làm sao để giữ sức khỏe vào mùa đông?
1. Giữ ấm vùng đầu
Mùa đông là thời điểm có nhiều loại bệnh tật phát sinh, ngoài cúm và các bệnh về xương khớp, các bệnh về tim mạch, mạch máu não, hệ tiêu hóa cũng rất dễ xảy ra các vấn đề rắc rối. Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bàn chân, lưng, đầu và ngực là vô cùng quan trọng.
Khi ra ngoài, bạn cần đội mũ, mặc áo đủ ấm, đi giày.
(Ảnh minh họa)
2. Đi ngủ sớm
Trọng tâm của việc giữ gìn sức khỏe mùa đông là "ẩn mình", điều này có nghĩa là bạn nên tranh thủ đi ngủ sớm và dậy muộn hơn so với mùa hè, ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm và ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ.
3. Điều chỉnh tâm trạng
Vào mùa đông lạnh giá, vạn vật như héo khô, ít ánh sáng mặt trời, các hoạt động ngoài trời cũng giảm nên con người dễ nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như chán nản, trầm cảm và lo âu, nhất là người già.
Trong tình hình này, bạn nên điều chỉnh tâm lý cho phù hợp, ra ngoài trời khi đủ nắng, giao lưu với người thân, bạn bè nhiều hơn. Khi ở nhà thì nghe nhạc, đọc sách báo, trồng hoa tươi hay cây cỏ để vun đắp cảm xúc, cân bằng tình cảm và tâm trạng.
4. Tập thể dục nhẹ nhàng
Vào mùa đông, bạn nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thái cực quyền, đạp xe, chạy bộ… tác dụng kéo giãn cơ và xương, ra mồ hôi ít thì tốt hơn, không cần phải đổ mồ hôi nhiều.
Thời gian tập thể dục buổi sáng mùa đông không nên quá sớm, cần đợi đến khi mặt trời mọc mới đi ra ngoài, nên khởi động khoảng 15 phút rồi mới tập để tránh chấn thương khi chơi thể thao.
5. Ăn uống đúng cách
Trên thực tế, thực phẩm thực sự chống lại cái lạnh là thịt các loại. Bởi thịt có tác dụng sinh nhiệt cao, chủ yếu là do protein và chất sắt trong đó. Khi thời tiết lạnh, nếu muốn cơ thể ấm lên, bạn có thể ăn nhiều thịt dê, thịt bò và thịt lợn… với lượng ăn hàng ngày là 50-75 gram.
Khi nấu thức ăn, bạn có thể cho thêm chút ớt, tiêu hoặc gừng, không những kích thích ăn ngon miệng mà còn cải thiện tuần hoàn máu, giúp loại bỏ ẩm và phong hàn trong cơ thể. Đồng thời, bạn nên ăn một số lượng thích hợp các loại thực phẩm có chứa i-ốt như tảo bẹ, cá biển, rong biển… có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.
Ăn uống đúng cách có thể giúp cơ thể bạn ấm lên, giảm tình trạng bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm lạnh và các bệnh khác.
(Nguồn: Family Doctor)
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/uong-ruou-co-thuc-su-lam-co-the-am-len-a20712.html