[Livestream] Nhận biết ung thư trước khi quá muộn: Một loạt dấu hiệu cảnh báo bạn cần biết

Ung thư đều có thể chữa khỏi hoàn toàn, mang lại cơ hội sống sót cho bệnh nhân nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Ung thư đang là một gánh nặng của toàn cầu khi cướp đi tính mạng của hàng triệu người và tiêu tốn hàng trăm triệu USD cho việc điều trị. 

Tại Việt Nam, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Tình hình gia tăng số ca mắc mới ung thư xảy ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư trên các quốc gia này lại giảm.

Các bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú,... Các triệu chứng của ung thư thường âm thầm, không rõ rệt ở những giai đoạn đầu và khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng mới rầm rộ. 

Phát hiện sớm ung thư đóng vai trò quyết định trong việc chữa trị thành công, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Để giúp người dân có thể hiểu được sự nguy hiểm của ung thư, các triệu chứng ung thư, chương trình "Chuyện khó có bác sĩ" tổ chức buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Nhận biết ung thư trước khi quá muộn".

Chương trình có sự tham gia của 

Dấu hiệu trên móng tay cảnh báo ung thư: Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được làm ngơ

Hỏi: Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng cũng có thể mắc ung thư. Vì sao lại có hiện tượng này? Các dấu hiệu sớm nhất của ung thư ở trẻ có khác người lớn không?

Đáp: Dấu hiệu ung thư ở trẻ rất khác người lớn vì trẻ có cảm nhận khác người lớn. Ở những trẻ nhỏ tuổi, trẻ chưa biết nói nên sẽ gây khó khăn cho cha mẹ trong việc nhận biết ung thư ở trẻ.

Triệu chứng ung thư thường gặp ở trẻ đó là trẻ hay quấy khóc, khó chịu, ăn uống không tiêu hoặc lơ mơ.

Có 2 nhóm bệnh ung thư thường gặp ở trẻ đó là nhóm bệnh về máu và não. Với bệnh lý u máu ác tính, trẻ thường có các biểu hiện như hay chảy máu cam, vết bầm do va đập lâu tan…

Đối với ung thư ở não, trẻ có hiện tượng rất quấy khóc, hay nôn, nôn không thể kiểm soát được.

Nhìn chung, các bệnh ung thư ở trẻ thường tiến triển âm thầm, cha mẹ nên để ý để phát hiện sớm bệnh cho con.

Hỏi: Biểu hiện ung thư ở nam và nữ có khác nhau không?

Đáp: Có nhiều bệnh ung thư là đặc thù của giới nam và nữ. Ví dụ, ung thư tinh hoàn chỉ gặp ở nam hoặc ung thư buồng trứng chỉ gặp ở nữ. Do đó, các biểu hiện ung thư có thể khác nhau ở nam và nữ.

Một số bệnh ung thư có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng cũng có thể có các biểu hiện khác nhau. Ví dụ, ung thư dạ dày ở nữ có biểu hiện thầm kín hơn so với nam giới. Do đó, có nhiều trường hợp bệnh nhân nữ ung thư dạ dày đến viện kiểm tra khi đã ở giai đoạn muộn vì họ nghĩ rằng họ ít khi tiếp xúc với các tác nhân gây ra bệnh như rượu bia nên khó có thể mắc căn bệnh đó.

Hỏi: Nếu được điều trị sớm thì bệnh nhân ung thư có thể khỏi bệnh hoàn toàn được không?

Đáp: Ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Có một số bệnh ung thư mặc dù phát hiện ở giai đoạn muộn nhưng vẫn có thể chữa khỏi được, ví dụ như ung thư tuyến giáp bởi tuyến giáp thường đáp ứng điều trị rất tốt.

Tuy nhiên, nhìn chung, các bệnh ung thư sẽ được điều trị dễ dàng hơn và hiệu quả hơn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Hỏi: Nhiều người thường hay nhầm lẫn u lành cũng là một dạng ung thư. Những người có u lành có thể tiến triển thành ung thư không?

Đáp: U lành khác hoàn toàn với u ác tính (ung thư). Tuy nhiên, trên 1 cơ thể khỏe mạnh, u lành hay u ác đều là điều bất thường, nhưng khác ở mức độ gây bệnh. U lành có thể kiểm soát được và không gây ra tình trạng tử vong. Ung thư mức độ ác tính cao và nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

Tuy nhiên, một số u lành ở một số bộ phận có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Ví dụ u lành ở não có thể gây ra áp lực nội sọ và có thể gây ra tử vong cho bệnh nhân.

Một số loại u lành cũng có thể tiến triển thành ung thư như polyp đại trực tràng. Đây được gọi là quá trình ung thư polyp hoá trên nền một polyp.

Hoặc những tổn thương ở não như u thần kinh đệm độ 1, 2 dần dần cũng có thể tiến triển thành độ 3, độ 4 gây nguy hiểm.

Do đó, u lành hay u ác đều là những điều bất thường và cần phải can thiệp kịp thời.

3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư

Hỏi: Ai là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư, cần tầm soát sớm?

Đáp: Ai cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, những người có đối tượng có nguy cơ cao là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

Có 2 nhóm nguy cơ chính: yếu tố môi trường và di truyền.

Nết một người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như bột amiang, bụi than, xi măng, khói thuốc, nhựa đường… thì có nguy cơ cao. Hoặc những phụ nữ sau 40 tuổi có liên quan tới yếu tố miễn dịch cũng nên chủ động đi tầm soát các bệnh ung thư vú, buồng trứng…

Nhìn chung, yếu tố nguy cơ cao hay thấp phụ thuộc vào độ tuổi, giới hay mức độ tiếp xúc với yếu tố môi trường.

Hỏi: Mối liên hệ giữa yếu tố di truyền và ung thư?

Đáp: Cho tới nay, hơn 1% các bệnh ung thư có liên quan tới yếu tố di truyền, ví dụ như ung thư vú, ung thư đại trực tràng… Một số bệnh polyp cũng có liên quan tới yếu tố di truyền.

Do đó, những người có yếu tố tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư nên đi khám tầm soát sớm để kịp thời phát hiện bệnh.

4. Phòng ngừa ung thư

Hỏi: Làm thế nào để phòng tránh hiệu quả các bệnh ung thư?

Đáp: Để phòng tránh ung thư hiệu quả cần có sự phối hợp giữa việc tuyên truyền thông tin về ung thư và ý thức của người dân về việc nhận định các vấn đề ung thư để từ đó có thể kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư, tránh phát hiện bệnh khi ở giai đoạn quá muộn, giảm tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra.

Hỏi: Ăn uống, tập luyện thế nào để phòng ngừa ung thư?

Đáp: Một cơ thể khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng phương pháp, đủ chất sẽ giúp phòng chống ung thư tốt hơn.

Đặc biệt, vấn đề lựa chọn thực phẩm sạch, thực phẩm rõ nguồn gốc là điều vô cùng quan trọng để phòng tránh ung thư.

[Livestream] Nhận biết ung thư trước khi quá muộn: Một loạt dấu hiệu cảnh báo bạn cần biết - Ảnh 2.
https://soha.vn/nhan-biet-ung-thu-truoc-khi-qua-muon-bac-si-chi-ro-dau-hieu-canh-bao-khong-duoc-bo-qua-20220331112620786.htm

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/livestream-nhan-biet-ung-thu-truoc-khi-qua-muon-mot-loat-dau-hieu-canh-bao-ban-can-biet-a2093.html