Một vài ly rượu, lon bia trong những ngày Tết đến xuân về là điều khó tránh khỏi, nhưng để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần lưu tâm những vấn đề dưới đây.
1. Ăn tinh bột, thực phẩm giàu đạm
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bác sĩ vẫn thường tiếp nhận các trường hợp uống rượu say bị đường huyết hạ xuống mức 0, có trường hợp rơi vào hôn mê, tổn thương não. Nguyên nhân là do mọi người uống rượu thường không ăn gì, để bụng trống rỗng rồi lên giường ngủ ngay.
Rượu gây ra tình trạng “no giả”, bụng no nhưng thực chất cơ thể không còn năng lượng để sử dụng. Điều này khiến cho không ít người uống rượu rơi vào tình trạng hạ đường huyết.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo mọi người khi uống rượu cần phải ăn các chất có tinh bột (bún, miến, phở).
Đồng quan điểm, PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ, thói quen uống rượu không ăn gây ra tụt đường huyết nguy hiểm. Khi uống rượu nên ăn thực phẩm giàu protein như trứng, đậu, thịt, cá để hỗ trợ quá trình chuyển hoá cồn trong cơ thể. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn.
Lưu ý, trước khi uống rượu, bạn nên ăn các thức ăn giàu tinh bột, đạm lipid… sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu vào cơ thể. Sau khi tỉnh rượu, nên ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm có đường, đầy đủ dinh dưỡng đề hồi phục sức khỏe.
Cháo là món ăn dễ chế biến, dễ ăn và dễ hấp thụ rất phù hợp với người bị say rượu. Thêm nữa, trong gạo cũng chứa carbon, có khả năng hấp thu cồn trong rượu.
Bác sĩ khuyến cáo, uống nước nhiều là cách đơn giản và tốt nhất để loại bỏ lượng rượu ra khỏi cơ thể. (Ảnh minh họa)
Ăn trái cây
Bác sĩ Niên cũng cho biết thêm, để giảm bớt các độc tố trong rượu nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Vì cả rau xanh và trái cây đều cung cấp các vitam, khoáng chất cần thiết cho cơ thể cần thiết cho các hoạt động chuyển hoá rượu của cơ thể.
Uống ước lọc, nước chanh, nước gừng
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng (Viện Y học Ứng dụng Việt Nam), uống nước nhiều là cách đơn giản và tốt nhất để loại bỏ lượng rượu ra khỏi cơ thể. Nước giúp phã loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng những đồ uống có ga hoặc nước soda vì những đồ uống này sẽ làm hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, làm tang nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Ngoài ra, người uống rượu có thể sử dụng nước gừng hoặc nước chanh. Theo Đông y, gừng có tính ấm, nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Nếu nước gừng cho thêm một chút mật ong sẽ giúp tắng cường cho sức khoẻ.
Nước chanh và nước cam là một lựa chọn tốt để thải độc rượu trong cơ thể. Do hai loại quả này đều giàu vitamin C cao giúp giảm cơn say và làm cơ thể tỉnh táo trở lại.
Các chuyên gia lưu ý, nên uống rượu ít nhất có thể vì cồn ở mức độ nào đều tác động tới cơ thể. Nếu bắt buộc phải uống rượu thì nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.
Trong đó, một đơn vị cồn tương đương 10gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/3-cach-giam-bot-chat-doc-trong-ruou-don-gian-nhat-ban-nen-thu-a22034.html