Đau dạ dày là một cơn đau nhức nhối, căng tức hoặc âm ỉ tại vị trí thượng vị (vùng bụng trên rốn và dưới xương ức). Cơn đau này có thể kéo dài, khác nhau về cường độ và ảnh hưởng tới các vùng khác nhau của bụng chẳng hạn như: ruột thừa, gan, túi mật, dạ dày, tuyến tụy, ruột với các nguyên nhân khác nhau.
1. Nguyên nhân đau dạ dày
Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân đau dạ dày và mức độ đau cũng khác nhau ở mỗi trường hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến:
- Đầy hơi gây đau nhói và chuột rút
- Táo bón do khí tích tụ hoặc phân cứng di chuyển chậm qua ruột kết
- Dị ứng thực phẩm gây ra phản ứng viêm tại đường tiêu hóa gây chuột rút, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy
- Ngộ độc thực phẩm từ vi khuẩn nhưu E.coli và Salmonella có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, chuột rút và nôn mửa khi cơ thể đang cố gắng thanh lọc và loại bỏ độc tố ra ngoài
- Viêm dạ dày xảy ra tại niêm mạc dạ dày có nguyên nhân do uống rượu, nhiễm H.pylori, aspirin...
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) còn được gọi là trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.
- Khó tiêu thường xảy ra do ăn quá nhiều, quá nhanh, nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc quá cay nóng; uống quá nhiều rượu bia, caffein hay hút thuốc lá
Có nhiều nguyên nhân đau dạ dày và mức độ đau cũng khác nhau ở mỗi trường hợp (Ảnh: Internet)
- Hội chứng ruột kích thích gọi tắt là IBS gây viêm nhiễm trong đường tiêu hóa dẫn tới đau bụng, chuột rút, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón
- Đau bụng kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây đau bụng do hormone prostaglandin được giải phóng trong kỳ kinh nguyệt xâm nhập vào máu gây buồn nôn, chuột rút và tiêu chảy
- Loét dạ dày tá tràng gây đau dữ dội, đau rát, khó tiêu, buồn nôn, nôn và đầy hơi
- Viêm dạ dày ruột hay còn gọi là cúm dạ dày phổ biến hơn ở trẻ em và thường do virus rota gây ra.
2. Các biện pháp khắc phục đau dạ dày tại nhà
Các biện pháp giảm đau dạ dày tại nhà thích hợp với những cơn đau nhẹ và chưa cần phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng không giảm bớt bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để có chỉ định phù hợp với nguyên nhân gây đau dạ dày, tránh tự ý mua thuốc điều trị mà không có đơn của bác sĩ, gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe.
- Gừng
Gừng tươi (ở dạng thô) thường phổ biến trong việc giảm nhẹ các triệu chứng đường tiêu hóa trong đó có đau dạ dày. Một số người sử dụng rễ gừng để pha trà hoặc nhai trực tiếp các lát gừng tươi sau khi gọt vỏ để giảm buồn nôn.
Khoa học cũng chỉ ra rằng, gừng là một chất chống viêm tự nhiên có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị một số loại đau dạ dày.
Gừng tươi (ở dạng thô) thường phổ biến trong việc giảm nhẹ các triệu chứng đường tiêu hóa trong đó có đau dạ dày (Ảnh: Internet)
Lưu ý là sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng hoặc tiêu chảy (mặc dù nhẹ) và tăng nguy cơ chảy máu, dễ bầm tím khi đang sử dụng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) như warfarin.
- Trà hoa cúc
Một tách trà hoa cúc thơm ngon có thể giúp xoa dịu cơn đau dạ dày bằng cách hoạt động như một chất chống viêm giúp cơ bụng thư giãn, giảm đau do chuột rút và co thắt phổ biến trong viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra hoa cúc cũng có chứa các hợp chất polyphenol giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, đau bụng kinh và nôn mửa.
Một tách trà hoa cúc thơm ngon có thể giúp xoa dịu cơn đau dạ dày bằng cách hoạt động như một chất chống viêm (Ảnh: Internet)
- Bạc hà
Họ bạc hà bao gồm cả bạc hà cay có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn đau dạ dày nhờ chứa menthol và methyl salicylate có tác dụng chống co thắt.
Peppermint oil là một chiết xuất thảo dược của cây bạc hà (Mentha × piperita) được làm từ tinh dầu của lá bạc hà, sau khi pha loãng trong nước cũng được sử dụng trong đau dạ dày do hội chứng ruột kích thích, cúm dạ dày và dị ứng thực phẩm. Trà bạc hà từ lá khô hoặc tươi cũng đem lại tác dụng tương tự.
Bạc hà cũng giúp dịch tiêu hóa di chuyển dễ dàng hơn, giúp thức ăn phân hủy nhanh hơn, từ đó hỗ trợ giảm tình trạng táo bón.
Họ bạc hà bao gồm cả bạc hà cay có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn đau dạ dày nhờ chứa menthol và methyl salicylate có tác dụng chống co thắt (Ảnh: Internet)
- Sốt táo
Có một số bằng chứng cho thấy sốt táo có thể giúp giảm đau do viêm dạ dày mãn tính nhờ men vi sinh hỗ trợ bình thường hóa môi trường vi khuẩn trong dạ dày và giảm đầy hơi, đau dạ dày và trào ngược do nhiễm H.pylori.
Lưu ý là sốt táo cần được pha loãng với nước để tránh làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm cho các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Có một số bằng chứng cho thấy sốt táo có thể giúp giảm đau do viêm dạ dày mãn tính nhờ men vi sinh hỗ trợ bình thường hóa môi trường vi khuẩn trong dạ dày (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, nếu muốn phòng ngừa, bạn có thể uống một thìa sốt táo pha loãng mỗi ngày để giảm quá trình tiêu hóa tinh bột, giúp tinh bột đi vào ruột và giữ cho hệ khuẩn đường ruột được khỏe mạnh hơn.
- Túi chườm ấm
Chườm ấm có tác dụng xoa dịu cơn đau bụng do đau dạ dày hay các tình trạng khác. Hơi ấm từ túi chườm giúp bạn không bị chuột rút, các cơ bắp được thư giãn đồng thời cũng giảm cảm giác buồn nôn. Đây cũng là biện pháp nhanh nhất để giảm đau bụng. Tuy nhiên không nên chườm quá lâu bởi nguy cơ bỏng nóng.
Phương pháp này phổ biến ở những người bị chuột rút do đau bụng kì kinh nguyệt và hội chứng ruột kích thích, nên sử dụng túi chườm ở nhiệt độ 40 - 45 độ C.
Nếu không có túi chườm ấm, bạn có thể tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để có hiệu quả tương tự.
- Chế độ ăn kiêng BRAT
Đây là một kế hoạch thực phẩm trị liệu dựa trên bốn loại thực phẩm bao gồm: Bananas (chuối) - Rice (cơm) - Applesauce (sốt táo) - Toast (Bánh mì nướng hơi cháy).
Nhờ việc các thực phẩm này có vị nhạt nên chúng ít gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa; hơn nữa chúng cũng giúp giảm tình trạng phân lỏng hoặc đi ngoài ra nước. Chế độ ăn BRAT được khuyến nghị để giảm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy; và đặc biệt hữu ích trong điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ em.
Bốn loại thực phẩm bao gồm: Bananas (chuối) - Rice (cơm) - Applesauce (sốt táo) - Toast (Bánh mì nướng hơi cháy) (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, lưu ý rằng chế độ ăn này chỉ là một giải pháp kiểm soát ngắn hạn, không để thay thế chế độ ăn thông thường do nguy cơ thiếu dinh dưỡng và calo.
Ngoài ra, đừng quên uống nước bởi đau dạ dày có thể gây nôn mửa dẫn tới mất nước. Uống từng ngụm nhỏ và thăm khám ngay nếu bạn không thể giữ nước lâu hơn 6 giờ.
3. Khi nào đau dạ dày cần thăm khám bác sĩ?
Đau dạ dày phổ biến sau Tết thường là do chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng, uống rượu bia và caffein kém lành mạnh. Bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm nhẹ tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau bụng của bạn đi kèm với bất kì triệu chứng nào dưới đây thì cần thăm khám bác sĩ sớm:
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Phân có lẫn máu
- Khó thở
- Đau bụng khi chạm vào
- Cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn trong vài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp giảm nhẹ tại nhà
- Có dấu hiệu mất nước và không bù được bằng đường uống.
Khi bị đau dạ dày, nhiều sinh hoạt của bạn có thể bị ảnh hưởng, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn. Để ngủ dễ hơn, bạn nên nằm nghiêng để giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/mach-nho-meo-don-gian-giup-giam-dau-da-day-trong-5-phut-a22727.html