Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, uống cà phê, ăn những thức ăn có vị nặng như hành, tỏi, tỏi tây… sẽ khiến hơi thở có mùi.
Bên cạnh đó, dưới đây là 5 nguyên nhân khiến hơi thở có mùi:
1. Ít tiết nước bọt
Nước bọt có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn. Nếu bạn thường thích thở bằng miệng thì sẽ có ít nước bọt, dễ khiến vi khuẩn gia tăng và gây hôi miệng.
2. Có vấn đề ở khoang miệng
Cao răng, sâu răng, viêm nha chu, sỏi amidan,… đều sẽ ảnh hưởng đến hơi thở thơm tho.
3. Bệnh dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến nhất. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao, là thủ phạm gây viêm loét dạ dày, còn tạo ra khí có mùi hôi.
Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit và ợ hơi, bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra xem mình có bị nhiễm loại vi khuẩn này hay không.
4. Rối loạn lá lách và dạ dày
Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, chứng hôi miệng là do rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng, và mấu chốt nằm ở sự rối loạn chức năng của lá lách và dạ dày.
Các triệu chứng như phân không đều, dính miệng, đầy bụng, lưỡi trắng,… cần được kiểm tra và điều chỉnh.
5. Bệnh chuyển hóa
Bệnh tiểu đường, bệnh gan,… tưởng chừng như không liên quan gì đến hơi thở có mùi nhưng lại phải hết sức lưu ý. Do các vấn đề về trao đổi chất, hơi thở có mùi là một tín hiệu mà cơ thể phát ra để cảnh báo các bệnh trên.
Các bệnh lý trên khiến hơi thở có mùi gì?
1. Mùi chua
Vị chua trong miệng là vấn đề phổ biến nhất của chứng khó tiêu. Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá nhiều, sau khi được dịch tiêu hóa, enzym, vi khuẩn… lên men sẽ xuất hiện vị chua.
Ngoài ra, người bị trào ngược dịch mật, tính axit quá cao cũng sẽ có vị chua trong miệng, cần điều hòa tỳ vị, chữa dạ dày.
2. Mùi trứng thối
Nếu miệng có mùi giống như "trứng thối", thường là do răng miệng có vấn đề. Sự tích tụ của vi khuẩn trong răng, lưỡi, amidan,... sẽ tạo ra sunfua dễ bay hơi và các loại khí khác, có mùi tương tự như trứng và rau thối.
Nếu ngửi thấy mùi này trong miệng, bạn cần xem xét liệu mình có mắc các bệnh về nha chu, sâu răng, sỏi amidan hay lượng nước bọt trong miệng tiết ra không đủ hay không.
Đặc biệt, sỏi amidan nằm ẩn tương đối sâu, khó phát hiện, việc vệ sinh răng miệng hằng ngày không có tác dụng. Chúng ta có thể quan sát amidan của mình, nếu có một số “đốm trắng” như hình bên dưới thì có thể là sỏi amidan.
Lưu ý: Nếu phát hiện có sỏi amidan, không được tự ý dùng dụng cụ để lấy ra, dễ gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm amidan cấp tính. Phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn điều trị.
3. Mùi táo thối
Trong hơi thở có mùi táo thối là đặc điểm của bệnh nhân tiểu đường, bởi vì quá trình trao đổi chất của bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn, axeton sẽ tích tụ trong phổi và bài tiết ra ngoài theo hơi thở.
Vì vậy, nếu nhận thấy có mùi táo thối rõ ràng trong hơi thở, bạn phải chú ý đến căn bệnh này.
4. Mùi phân
Khi chức năng thận bị tổn thương, chất thải trao đổi chất do cơ thể tạo ra không được xử lý và thải ra ngoài kịp thời sẽ “thoát” ra khỏi phổi, miệng sẽ có mùi phân như mùi nước tiểu, rất khó chịu. Đây là 1 tình trạng nghiêm trọng.
Khi phát hiện mùi bất thường này, nên kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan thận, đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.
Thùy Trang (Theo Aboluowang)
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/hoi-tho-co-4-mui-nay-co-the-la-dau-hieu-cua-benh-tat-can-het-suc-luu-y-a25062.html