Căn bệnh lây qua đường tình dục nếu không phát hiện sẽ gây ra vấn về não, sinh sản

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội đến khám do thấy ban đỏ vùng thân mình, được chẩn đoán mắc bệnh xã hội và được bác sĩ tư vấn cần điều trị sớm.

Rụng tóc, nổi ban vì giang mai

Lo lắng khi thấy xuất hiện nổi ban vùng thân mình, nam thanh niên tự thực hiện test nhanh  và có kết quả dương tính với giang mai. Nam thanh niên hoang mang nên đến bệnh viện và được khẳng định lại kết quả chẩn đoán

Khi thăm khám, nam thanh niên cho biết đã quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần, lần gần nhất khoảng 2-3 tháng trước. Khoảng hơn 1 tháng trước thời điểm đến khám, bệnh nhân thấy xuất hiện ban đỏ trên da vùng mạn sườn 2 bên, vùng da bìu và rụng tóc.

Bệnh nhân chia sẻ ban đầu chủ quan không đi khám vì thấy các ban đỏ không ngứa, không đau rát và bản thân bệnh nhân không có biểu hiện về mệt mỏi, sốt.

Sau đó các ban đỏ mất dần đi, để lại các vết loang lổ trên da, vì thấy biểu hiện lạ, bệnh nhân lên mạng đọc và tìm hiểu về tình trạng nổi ban, quyết định tự test nhanh giang mai và có kết quả dương tính.

Căn bệnh lây qua đường tình dục nếu không phát hiện sẽ gây ra vấn về não, sinh sản - Ảnh 1.

Nam bệnh nhân bị rụng tóc, ảnh BSCC.

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ là theo dõi giang mai và chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán: xét nghiệm RPR định lượng và TPPA định lượng .

Và sau đó, kết quả trả về cả 2 chỉ số đều dương tính, bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị giang mai.

Để điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị, tư vấn cách chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng sức khỏe và tư vấn chế độ sinh hoạt khoa học.

Dấu hiệu của bệnh giang mai

BS Lê Thị Lan Anh - Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Medlatec, người trực tiếp thăm khám bệnh nhân, cho biết bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm lây chủ yếu qua hoạt động tình dục, bệnh do xoắn khoắn Treponema pallidum gây ra. 

Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua nhiều con đường như quan hệ không an toàn (Quan hệ tình dục với các đối tượng có nguy cơ cao - các đối tượng làm dịch vụ, quan hệ tình dục đồng giới…), hoặc qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. 

Ngoài ra, giang mai còn lây từ mẹ sang con, qua đường máu. 

Ngoài ra, những trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, chỉ vô tình phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra định kỳ thì được gọi là giang mai kín (hay giang mai tiềm ẩn).

BS Lan Anh cho biết bệnh này chia làm 3 giai đoạn. 

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng của giang mai thường xuất hiện 10 ngày đến 3 tháng sau khi người bệnh tiếp xúc vi khuẩn gây giang mai với dấu hiệu là một hoặc nhiều săng giang mai xuất hiện ở quy đầu, dương vật, bìu ở nam giới hoặc mép âm hộ, môi lớn, môi bé ở nữ giới.

Sang giai đoạn 2, người bệnh xuất hiện các triệu chứng phát ban ở da gây ra vết loét nhỏ, màu nâu đỏ, các vết loét trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn, sốt, đau đầu, rụng tóc, đau cơ.

Trường hợp nam bệnh nhân này có ban đỏ loang lổ trên người, có kèm theo rụng tóc, tức đã có một trong những dấu hiệu đặc trưng của giang mai giai đoạn 2.

Nếu bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, lúc này người bệnh sẽ không có dấu hiệu nào, nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tiến triển đến giai đoạn muộn. Khi đó, hậu quả để lại sẽ khôn lường với sức khỏe, ảnh hưởng khả năng sinh con, chất lượng sống và các vấn về não, hệ thân kinh, đột quỵ...

Bệnh giang mai là bệnh xã hội thường gặp, được coi là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 sau HIV-AIDS, vì vậy để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện như sau:

- Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Quan hệ an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (QHTD), dùng đúng cách và thường xuyên, thực hiện sử dụng bao cao 100% khi QHTD với đối tượng nguy cơ cao.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là thời điểm trước và sau khi quan hệ sẽ giúp bạn phòng bệnh giang mai và các bệnh viêm nhiễm.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách phòng tránh và phát hiện giang mai sớm nhất.

- Bệnh giang mai có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong bụng qua nhau thai hoặc âm đạo. Vì thế trước khi mang thai nữ giới nên khám định kỳ tại các bệnh viện để biết mình có mắc bệnh giang mai hay các bệnh truyền nhiễm khác không.

- Thực hiện sinh hoạt an toàn, lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.

- Ngoài ra, để tránh lây nhiễm giang mai, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu, hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Bệnh giang mai ở nam rất khó chẩn đoán và dễ bỏ chủ quan bỏ qua. Vì vậy khi người bệnh nghi ngờ mình có những triệu chứng giang mai nên đến ngay cơ sở y tế thăm khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm /lần cũng rất quan trọng.

Trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị, lưu ý:

- Không QHTD hoặc sử dụng biện pháp an toàn; 

- Tăng cường dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước đặc biệt nước cam, nước chanh…; 

- Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, mất ngủ; Tập thể dục hàng ngày nâng cao sức đề kháng; 

- Và kiểm tra lại xét nghiệm RPR, TPPA định lượng sau điều trị 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.

Căn bệnh lây qua đường tình dục nếu không phát hiện sẽ gây ra vấn về não, sinh sản - Ảnh 3.
https://soha.vn/can-benh-lay-qua-duong-tinh-duc-neu-khong-phat-hien-se-gay-ra-van-ve-nao-sinh-san-20220414092652035.htm

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/can-benh-lay-qua-duong-tinh-duc-neu-khong-phat-hien-se-gay-ra-van-ve-nao-sinh-san-a2848.html