Ai không nên ăn tôm?

Tôm là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn tôm.

Tôm là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein có trong tôm rất cao.

Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein trong đó, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.

Thế nên ngoài sữa, trứng hay thịt cá thì tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu mà bạn chắc chắn phải ghi nhớ.

Tôm ngon, bổ là thế nhưng không phải ai cũng nên ăn thực phẩm này. Theo chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là những người không nên ăn tôm:

Người bị ho: Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Do vậy, những người đang bị ho nên hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho kéo dài lâu hơn. Khi ăn cần lưu ý chỉ ăn phần thịt tôm. Trong trường hợp bạn bị ho do dị ứng thì cũng nên kiêng ăn tôm đến khi khỏi hẳn.

Người đang có triệu chứng viêm: Tôm là nhóm thực phẩm có thể khiến cho chứng viêm trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị đau mắt đỏ: Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh tôm thì khi bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn các chất tanh của hải sản như cua, mực, cá...

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp: Nên ăn ít hải sản, bởi vì hải sản có nhiều iốt, có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Đời sống - Ai không nên ăn tôm?

Những người bị ho nên bóc vỏ khi ăn tôm. Ảnh minh họa

Người có hàm lượng cholesterol cao: Trong 100gr tôm chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp: Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Người bị dị ứng hải sản: Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Những bộ phận của tôm không nên ăn

Vỏ: Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.

Đầu: Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Đường chỉ đen trên lưng tôm: Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Tiểu Phi (Tổng Hợp)

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/ai-khong-nen-an-tom-a29385.html