Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng

Loại hoa này được trồng rất phổ biến, thậm chí mọc dại ở nhiều nơi. Đặc biệt, nó có thể ngăn ngừa ung thư và giúp giảm đường huyết hiệu quả.

Đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea. Đây là một loại cây dạng thân leo, hoa mọc đơn, có nguồn gốc từ châu Á.

Hoa đậu biếc rất giàu anthocyanin, một hợp chất chống oxy hóa tạo nên màu xanh lam đặc trưng của hoa. Đây là lý do mà hoa đậu biếc được sử dụng để điều chế các loại mỹ phẩm hoặc làm phẩm màu tự nhiên cho các loại thực phẩm, đồ uống và thuốc nhuộm cho các mặt hàng dệt may.

Đặc biệt, hoa đậu biếc có thể kết hợp với sả, mật ong và chanh để chế biến thành các loại trà thảo mộc.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa đậu biếc có nhiều công dụng với sức khỏe như phòng chống ung thư, tốt cho da và tóc, hỗ trợ giảm cân và ổn định lượng đường trong máu.

Dưới đây là những lợi ích chính cũng như lưu ý và cách sử dụng hoa đậu biếc.

Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng - Ảnh 1.

Hoa đậu biếc có thể được thêm vào để tạo màu sắc cho các món ăn. Ảnh minh họa

Công dụng của hoa đậu biếc

Chống ung thư

Hoa đậu biếc rất giàu một loại anthocyanin gọi là ternatin, chất giúp hoa có màu xanh.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy ternatin có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, loại hoa này còn chứa một số chất chống oxy hóa khác bao gồm:

- Kaempfherol: Hợp chất này đã được nghiên cứu nhiều bởi đặc tính chống ung thư của nó. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra rằng kaemphferol có thể tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả.

- Axit p-coumaric: Một số nghiên cứu đã cho thấy axit p-coumaric có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus, điều này có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

- Delphinidin-3,5-glucoside: Theo một nghiên cứu, chất chống oxy hóa này có thể giúp kích thích chức năng miễn dịch của cơ thể và tiêu diệt các tế bào ung thư đại trực tràng.

Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng - Ảnh 2.

Hoa đậu biếc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa. Ảnh minh họa

Tốt cho da và tóc

Hoa đậu biếc được sử dụng để điều chế thành các sản phẩm như serum, xịt dưỡng tóc, dầu gội đầu.

Theo một nghiên cứu năm 2021, chiết xuất từ hoa đậu biếc có thể làm tăng độ ẩm cho da lên đến 70% một giờ sau khi bôi.

Một nghiên cứu trên động vật năm 2012 cũng cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc có thể mang lại hiệu quả tốt hơn minoxidil (một sản phẩm phổ biến được sử dụng để điều trị rụng tóc) trong việc thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong hoa đậu biếc cũng có lợi cho việc cải thiện sức khỏe của tóc và da.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu đầy đủ về cách mà hoa đậu biếc tác động đến tóc và da.

Hỗ trợ giảm cân

Một số nghiên cứu cho rằng hoa đậu biếc có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc có thể làm chậm sự hình thành các tế bào mỡ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm đã phát hiện ra rằng ternatin trong hoa đậu biếc cũng có thể ngăn chặn quá trình tổng hợp các tế bào mỡ trong cơ thể.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để đánh giá xem hoa đậu biếc có ảnh hưởng như thế nào đến cân nặng, đặc biệt là khi được thêm vào chế độ ăn uống.

Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng - Ảnh 3.

Hoa đậu biếc có thể dùng tươi hoặc sấy khô. Ảnh minh họa

Giúp ổn định đường huyết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa đậu biếc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các triệu chứng liên quan đến căn bệnh này.

Ví dụ, một nghiên cứu ở 15 người đàn ông cho thấy uống các loại đồ uống có chứa chiết xuất từ ​​hoa đậu biếc có thể làm tăng mức độ chống oxy hóa của tế nào, giảm insulin và lượng đường trong máu.

Hơn nữa, một nghiên cứu trên động vật cho thấy sử dụng chiết xuất hoa đậu biếc cho chuột mắc bệnh tiểu đường có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu khác cho thấy các đặc tính chống oxy hóa của hoa đậu biếc có thể chống lại các tổn thương tế bào và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng lâu dài của hoa đậu biếc với lượng đường trong máu.

Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng - Ảnh 5.

Trà hoa đậu biếc là loại thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock

Cách sử dụng hoa đậu biếc

Hiện nay, các sản phẩm làm đẹp từ hoa đậu biếc rất đa dạng, ví dụ như thuốc ủ tóc, toner, dầu gội đầu và mặt nạ. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Ngoài ra, với mùi vị thơm ngon và màu sắc rất bắt mắt, bạn cũng có thể sử dụng loại hoa này để pha các loại trà thảo mộc.

Để pha 1 tách trà hoa đậu biếc, bạn chỉ cần cho 1 thìa (4 gam) hoa đậu biếc sấy khô vào 1 cốc (240ml) nước nóng. Ngâm trà trong khoảng 10 – 15 phút để màu của hoa được ra hết trước khi lọc bỏ. Thưởng thức nóng hoặc dùng với đá đều rất ngon.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một chút nước cốt chanh hoặc mật ong để tăng thêm hương vị cho thức uống. Đặc biệt, tính axit của các loại trái cây họ cam quýt cũng có thể làm cho đồ uống chuyển sang màu tím đậm, tạo màu sắc bắt mắt.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tiêu thụ hoa đậu biếc ở mức vừa phải để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, có một số báo cáo về các tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy sau khi tiêu thụ hoa đậu biếc, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh những tác dụng phụ này.

Cuối cùng, nếu bạn có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ trước khi sử dụng hoa đậu biếc hoặc các sản phẩm có chứa hoa đậu biếc.

Nguồn: Health Line

Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng - Ảnh 7.
https://soha.vn/loai-hoa-la-khac-tinh-cua-ung-thu-on-dinh-duong-huyet-cuc-hay-nguoi-viet-it-dung-20220311153944271.htm

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/loai-hoa-la-khac-tinh-cua-ung-thu-on-dinh-duong-huyet-cuc-hay-nguoi-viet-it-dung-a307.html