Sả là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Hiện nay, ngoài Đông Nam Á, sả được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, Úc Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Trong ẩm thực Thái Lan và Việt Nan, sả là một nguyên liệu phổ biến. Tại Việt Nam, sả thường được sử dụng trong các món xào, món kho hoặc nước chấm.
Sả được cho là có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Theo dân gian, nó được sử dụng như một loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Sả có chứa citral, một hợp chất thực vật tự nhiên có tác dụng chống viêm.
Ngoài ra, sả được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, thần kinh và huyết áp cao.
Chiết xuất sả cũng được sử dụng để cung cấp mùi hương tươi mát cho nhiều loại xà phòng, nến, chất khử trùng và chất đuổi côn trùng.
Sả là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Thông tin dinh dưỡng của sả
28,3 gram sả chứa:
- Lượng calo: 30
- Chất đạm: 1 gram
- Chất béo: 0 gram
- Carbohydrate: 7 gram
- Chất xơ: 0 gram
- Đường: 0 gram
Sả cũng chứa sắt, canxi và vitamin C. Sắt là một thành phần thiết yếu của hemoglobin, một chất quan trọng giúp chuyển oxy từ phổi đến máu.
Trong ẩm thực Thái Lan và Việt Nan, sả là một nguyên liệu phổ biến. Tại Việt Nam, sả thường được sử dụng trong các món xào, món kho hoặc nước chấm.
Lợi ích sức khỏe của sả
Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy một số lợi ích sức khỏe tiềm năng của sả. Sả chứa nhiều flavonoid và các hợp chất phenolic chứa chất chống oxy hóa. Sả cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả.
1. Chống viêm
Sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến với công dụng chống oxy hóa và chống viêm. Quercetin làm giảm viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh tim.
2. Giảm cholesterol
Sả được sử dụng ở châu Phi như một phương pháp điều trị bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu đã cho chuột có cholesterol tăng cao dùng chiết xuất sả trong 7 ngày, kết quả là cholesterol đã giảm đáng kể.
Sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến với công dụng chống oxy hóa và chống viêm.
3. Chống nấm
Tinh dầu sả đã được chứng minh là có tác dụng chống nấm và chống viêm khi bôi trên da.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm việc thoa dầu sả trên chuột và nhận thấy kết quả đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể khẳng định các lợi ích này.
4. Chống lại nhiễm khuẩn E. Coli
Nhiễm khuẩn E.coli có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm phổi.
Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ sả làm giảm độc tính của vi khuẩn E. coli và có thể giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Tinh dầu sả đã được chứng minh là có tác dụng chống nấm và chống viêm khi bôi trên da.
Lưu ý khi dùng sả
Vì sả có các thành phần có công dụng mạnh mẽ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sả hoặc bất kỳ thực phẩm chức năng nào từ sả. Hãy cân nhắc những điều sau trước khi dùng sả:
1. Kích ứng da
Dầu sả có thể gây kích ứng da khi bôi tại chỗ. Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng sau khi thoa dầu sả lên da, bạn cũng có thể cần tránh dùng sả bằng đường uống.
2. Mối lo ngại với phụ nữ mang thai
Một số nguồn tin cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh dùng sả. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để xác định xem sả có an toàn để tiêu thụ trong thời kỳ mang thai hay không.
Cách làm trà sả
Trà sả là một trong những món ưa thích của nhiều người, có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy ý. Hiện chưa có khuyến nghị chính thức về liều lượng sả nên dùng để pha trà. Do đó, bạn có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc một chuyên gia sức khỏe có trình độ về cách dùng sả sao cho phù hợp với sức khỏe.
Để hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng phụ từ sả, hãy bắt đầu với một cốc trà sả mỗi ngày. Nếu bạn thấy mình dung nạp tốt với liều lượng này, bạn có thể uống nhiều hơn. Hãy ngừng hoặc cắt giảm trà sả nếu bạn gặp tác dụng phụ.
Trà sả là một trong những món ưa thích của nhiều người, có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy ý.
Các bước pha trà sả:
1. Thái nhỏ cây sả tươi
2. Đổ 1 cốc nước sôi vào 1 đến 3 thìa cà phê sả tươi
3. Hãm trà trong ít nhất năm phút
4. Lọc trà
5. Thưởng thức nóng hoặc thêm đá cho món trà sả của mình
Khi pha trà sả, bạn cũng có thể thêm gừng hoặc chanh để gia tăng hương vị cũng như gia tăng lợi ích nếu muốn. Bạn cũng có thể mua trà sả túi lọc tại các cửa hàng.
(Nguồn: Web MD, Healthline)
https://soha.vn/loai-cay-giup-quet-sach-cholesterol-giam-viem-cuc-dinh-nguoi-viet-da-su-dung-tu-lau-20220421100835558.htm
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/loai-cay-quet-sach-cholesterol-giam-viem-cuc-dinh-thai-lan-viet-nam-da-dung-tu-lau-a3233.html