+ Bác sĩ cho biết nguồn gốc của khái niệm “điểm G”?
- Điểm G được một bác sĩ phụ sản người Đức Ernst Grafenberg phát hiện tình cờ vào năm 1944, trong một lần khám phụ khoa. G là viết tắt của tên ông. Sự việc được mô tả là: Khi ông vô tình chạm tới điểm này, nữ bệnh nhân đã không kiềm chế được và khẽ rên lên.
Phát hiện này đã không được quan tâm trong cả gần nửa thế kỷ, cho đến khi nó được hai nhà nghiên cứu tình dục học người Mỹ là John Perry và Beverly Whipple xác nhận tại cuốn sách “Tìm kiếm điểm G hoàn hảo” được xuất bản năm 1982 và cũng đặt tên điểm ấy là điểm G.
+ Điểm G vẫn được mặc định là một địa chỉ nhạy cảm, nếu tác động đúng sẽ đem đến sự thăng hoa cho người phụ nữ. Vậy làm thế nào để tìm thấy điểm G?
- Thực tế thăm khám thì có khá nhiều bệnh nhân tưởng rằng mình có cục u trong âm đạo, do họ có thói quen rất xấu là cho tay vào trong âm đạo kỳ cọ. Hóa ra chính là điểm G. Vậy vị trí của điểm G ở đâu? Toàn bộ điểm G về mặt giải phẫu nó nằm ở thành trước của âm đạo, dọc đường niệu đạo của chị em. Tính từ ngoài âm đạo đi vào khoảng 4cm, ta có thể chạm được điểm G.
Mô điểm G là một vùng phức hợp tổ chức, có hệ thống ống tuyến vây xung quanh ống niệu đạo của người phụ nữ chứ không phải là một điểm. Khi các nhà khoa học sinh thiết vùng tổ chức này, thì họ nhận ra bản chất của điểm G là mô phỏng tiền liệt tuyến của nam. Bản thân người phụ nữ ở những thời điểm khác nhau đã thấy điểm G di chuyển, không cố định.
+ Nghĩa là điểm G cũng không phải là cứ mãi ở một chỗ?
- Điểm G thay đổi theo thời gian, theo chu kỳ kinh. Toàn bộ vùng biểu mô và cấu trúc của thành trước âm đạo phụ thuộc vào 2 yếu tố nội tiết tố chính là estrogen và testosteron. Testoteron ở nữ giới cũng do buồng trứng tiết ra nhưng với nồng độ thấp bằng 1/10 nam giới. Phụ nữ đều thấy ngực và cơ quan sinh dục thay đổi theo chu kỳ kinh, ví dụ đau cương tức vú. Những ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt- là khi người phụ nữ ở đỉnh nội tiết, đỉnh G sưng lên, gồ lên, dễ tìm hơn.
Điểm G thay đổi theo tuổi. Thời điểm dậy thì, độ tuổi 16-25 là những năm tháng điểm G lộ ra rõ nhất. Sau tuổi 25, nồng độ nội tiết tố nói chung và testosteron giảm đi một nửa. Thời kỳ tiền mãn kinh cơ quan sinh dục teo đi và điểm G cũng teo đi.
+ Tìm ra điểm G ở người bạn đời có phải là trách nhiệm của đàn ông không? Xin hỏi quan điểm của bác sĩ và soi dưới góc nhìn y học thì như thế nào?
- Phụ nữ đạt được cực khoái mới đem lại cực khoái cho người đàn ông, chứ không phải đỉnh cao của tình dục với đàn ông là xuất tinh. Người đàn ông khiến cho người phụ nữ thăng hoa thì đó là thành quả lớn nhất. Để phụ nữ đạt được cực khoái thì không chỉ có điểm G nhưng điểm G là một công cụ quan trọng giúp hai người có thể dễ dàng đạt được cực khoái.
Nhưng tìm được điểm G và việc hưởng thụ một cuộc tình thăng hoa là câu chuyện hoàn toàn khác. Có 3 cái quyết định trong vấn đề này. Đầu tiên là sự gắn bó, cảm thông, chia sẻ giữa “anh” và “em” về tinh thần. Hai là trách nhiệm của người đàn ông với phụ nữ. Thứ ba mới là câu chuyện của tình dục. Phải đủ cả 3 yếu tố này thì mới đảm bảo cho sự mỹ mãn của một cuộc “yêu” bởi phụ nữ yêu bằng não trước.
Đàn ông thường hiểu chưa đầy đủ về đỉnh khoái cảm của phụ nữ. Để miêu tả thì nó gập ghềnh như những ngọn đồi lên dần, lên dần. Chị em có thể có nhiều đỉnh nhỏ trong một lần quan hệ. Trách nhiệm của anh em là phải đưa chị em lên từ từ, từng bước… tới đỉnh cao nhất. Chăm sóc sau lên đỉnh vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải đầu tư thời gian và tâm sức.
+ Như bác sĩ vừa phân tích thì vai trò của người đàn ông là vô cùng quan trọng để “chuyện hai người” trở nên thăng hoa. Vậy thì sự hợp tác của chị em có ý nghĩa như thế nào trong quá trình đó?
- Thực ra, tuyệt vời nhất là hành trình chị em trưởng thành tự tìm hiểu cơ thể mình, chứ không thể hoàn toàn trông chờ ở đàn ông. Phụ nữ là cô giáo của đàn ông về mặt giải phẫu sinh lý cơ thể người. Nghĩa là cặp đôi cần có sự giao tiếp trong quan hệ tình dục. Rất nhiều chị em hầu như không có hiểu biết về những bí mật trên cơ thể mình hoặc quan niệm khám phá cơ thể mình là hành động đáng xấu hổ. Đấy chính là nhầm lẫn giữa tình dục và đạo đức dù hai khái niệm này luôn gắn kết với nhau.
+ Liệu có người phụ nữ nào bẩm sinh không có điểm G hay không?
- Chuyện không có điểm G là hết sức bình thường. Đừng buồn vì cơ thể còn có quá nhiều điểm nhạy cảm khác: Điểm cổ tử cung, điểm âm vật, điểm xung quanh âm đạo, ngực… Nếu tính theo thang điểm 10, thì để người phụ nữ thăng hoa 6 phần do tác động âm vật, 2-3 phần do điểm G, cổ tử cung 1 phần.
Nếu đủ tình cảm thì bắt tay nhau cũng rung động. Vậy nên tình cảm của con người quan trọng hơn nhiều. Đừng quá quan trọng truy tìm điểm G mà hãy tự tìm hiểu cơ thể mình, có thể còn tìm ra những điểm yêu thích hơn nữa.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/diem-g-su-that-hay-truyen-thuyet-a32730.html