Từ xưa đến nay, nếu muốn nói đến mục tiêu mà mọi người cùng theo đuổi, hầu hết câu trả lời có thể là sức khỏe và tuổi thọ. Suy cho cùng, sức khỏe và tuổi thọ là điều kiện tiên quyết để con người làm những việc khác.
Chúng là điều mà ai cũng cân nhắc ít nhiều. Không chỉ người cao tuổi, những người trẻ cũng nên lưu tâm hơn đến việc nâng cao các thói quen tốt, tránh tích tụ bệnh lâu ngày. Sức khỏe khi về già có thể rơi vào nguy cấp nghiêm trọng. Việc chữa trị lúc đó có thể khó khăn hơn.
Do vậy, những người cao tuổi muốn sống lâu, khỏe, chống lão hóa cần đặc biệt chú ý những điều sau đây.
1. Siêng khám sức khỏe định kỳ
Với sự gia tăng không ngừng của tuổi tác, sau khi bước vào độ tuổi trung niên, các chức năng cơ thể con người suy giảm dần cũng dẫn đến việc các vấn đề khác nhau thường xuyên xảy ra một cách bất thường.
Mặc dù những vấn đề nhỏ như đau nhức chân, vận động không thuận tiện... ít ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Song nếu không tiến hành những biện pháp khắc phục phù hợp, tác hại của bệnh đối với cơ thể sẽ ngày càng tăng lên.
Cuối cùng, sức khỏe của con người sẽ phải gánh chịu một "đòn giáng mạnh". Vì vậy, dù ở bất kỳ tuổi nào, bạn nên hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ.
Việc khám bệnh thường xuyên là thói quen bất kỳ ai cũng nên duy trì. Ảnh: Internet
2. Giữ gìn không khí gia đình hòa thuận
Đối với người cao tuổi, gia đình hòa thuận cũng liên quan mật thiết đến sức khỏe và tuổi thọ. Vì tức giận, u uất, lo lắng hay buồn rầu đều có thể tác động tiêu cực tới cơ thể.
Thông thường ở nhà, người cao tuổi làm gương mẫu cho con cháu noi theo. Khi quan hệ giữa các thế hệ trong nhà được cải thiện hợp lý, không khí gia đình tự nhiên sẽ hòa thuận hơn. Mọi việc có thể xử lý tốt hơn. Điều này giúp ích cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người trung niên có bệnh về huyết áp, tim mạch.
3. "Lười" tiếp xúc với sự cô đơn
Người ta luôn nói rằng cô đơn là trải nghiệm cần thiết trên con đường trưởng thành. Song đối với những người cao tuổi, cô đơn là điều nên tránh.
Nếu người cao tuổi thường xuyên ở trong cảnh cô đơn, vắng vẻ thì tinh thần của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Sức khỏe thể chất cũng sa sút theo.
Do vậy, người cao tuổi cần đảm bảo tránh xa sự cô đơn nhất có thể. Nếu người cao tuổi không ở cùng con cái, họ có thể nuôi thú cưng, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể để cải thiện tình trạng cô đơn.
Người cao tuổi cần tránh xa sự cô đơn. Ảnh: Internet
4. Thường xuyên giữ tâm trạng lạc quan
Đối với sức khỏe và tuổi thọ, người ta có thể chỉ quan tâm đến việc các mô và cơ quan có hoạt động bình thường hay không. Nhưng trên thực tế, tâm trạng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Thông thường, khi một người có thái độ tiêu cực như trầm cảm và lo lắng trong thời gian dài, nguy cơ mắc bệnh của người đó sẽ tăng lên nhiều.
Ngược lại, nếu duy trì được thái độ lạc quan và tích cực, họ sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu về sức khỏe và tuổi thọ một cách tự nhiên.
5. Lưu ý chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ và siêng tập thể dục
Ngoài bốn điểm trên, chế độ ăn uống cũng là một khía cạnh của cuộc sống có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ. Nếu xây dựng chế độ ăn nhiều đường, dầu và muối trong thời gian dài, người cao tuổi nói riêng và tất cả chúng ta đều dễ mắc các bệnh về tim, tiểu đường, mỡ máu...
Ngoài ra, giấc ngủ hỗ trợ chính cho quá trình phục hồi trạng thái tinh thần của con người. Người cao tuổi cũng nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt khoa học và hợp lý.
Đồng thời người cao tuổi cũng có thể lựa chọn bài tập thể dục phù hợp để cải thiện chức năng tim phổi hiệu quả. Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh ở các bộ phận liên quan tự nhiên cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.
Người lớn tuổi nên lựa chọn các bài tập rèn luyện sức khỏe phù hợp. Ảnh: Internet
Theo 163
https://cafef.vn/duy-tri-1-luoi-va-4-sieng-neu-muon-truong-tho-dac-biet-la-nguoi-cao-tuoi-song-lau-va-khoe-hon-nho-nhung-meo-don-gian-20220312001737353.chn