Ăn chậm và nhai kỹ: Nếu là người mới bắt đầu ăn cay, bạn nên tập ăn những miếng nhỏ và nhai thật kỹ để cơ thể quen dần với độ cay của thức ăn. Nhai kỹ cũng giúp cơ thể phân hủy carbohydrate, protein và các chất dinh dưỡng trong món ăn dễ dàng hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Không ăn cay khi đói: Ăn đồ cay khi đói gây kích thích hệ tiêu hóa, làm dạ dày tăng tiết axit gây đau bụng và kích ứng. Bạn nên lót dạ bằng các món ăn chứa tinh bột trước khi ăn đồ cay để bảo vệ dạ dày.
Uống sữa khi ăn cay: Đây là một cách tuyệt vời để làm dịu cảm giác cay nhanh chóng. Casein, một loại protein tìm thấy trong sữa, có tác dụng như một chất tẩy rửa sẽ làm cảm giác cay xé trên lưỡi tan biến ngay lập tức.
Không nên ăn cay thường xuyên: Ăn quá nhiều đồ cay trong thời gian dài gây bỏng, lở miệng, nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày,… Đặc biệt, ăn nhiều đồ cay trước khi đi ngủ dễ dẫn đến tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ăn kèm đồ cay với các loại thức ăn khác: Rau xanh, hoa quả, ngũ cốc,... là những lựa chọn lý tưởng để ăn kèm với đồ cay. Những loại thực phẩm này có tác dụng làm dịu cảm giác cay nồng bên trong khoang miệng.
Không nên uống rượu bia khi đang ăn cay: Sự kết hợp của đồ ăn cay nóng và rượu bia làm tăng việc sản sinh axit trong dạ dày, gây ra chứng trào ngược dạ dày và ợ nóng.
Không nên ăn cay trong ngày hè: Ăn thức ăn cay không chỉ kích thích dạ dày mà còn có thể gây ra các bệnh về răng miệng. Một số người cơ thể trao đổi chất kém cũng sẽ mọc nhiều mụn, đặc biệt dưới thời tiết khô nóng của mùa hè.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/ban-co-biet-cach-an-cay-dung-cach-a36372.html