MV của Sơn Tùng "dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng của giới trẻ”

Đây không phải lần đầu Sơn Tùng M-TP gây tranh cãi về những sản phẩm âm nhạc của mình liên quan đến việc đạo nhái, và nội dung của các MV.

Trao đổi với Người Đưa tin, bà Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTT&DL) bày tỏ: “Trong MV có nhiều cảnh bạo lực, với kết thúc là cảnh tự tự gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, và dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng của giới trẻ”.

Về phía Cục Nghệ thuật biểu diễn đánh giá rằng nội dung của MV này có vị phạm Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Vi phạm có yếu tố phản cảm đến xã hội, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng đã gửi văn bản đến các đơn vị liên quan.

Về phía Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã trao đổi và thẩm định nội dung của MV There is no one at all của Sơn Tùng M-TP. Cơ quan trực thuộc Bộ TT&TT đã đề nghị các nền tảng xuyên biên giới như Google (bao gồm Youtube) gỡ MV này. Tuy nhiên, theo quy định, việc gỡ này sẽ được thực hiện trong thời gian 1-2 ngày.

Trao đổi với Người Đưa Tin TS.Trần Thu Hương, khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đánh giá: "Việc những thần tượng, người có sức ảnh hưởng trong xã hội có những hành động, ứng xử không đúng quy chuẩn sẽ tác động lớn đến các bạn học sinh, giới trẻ. Đặc biệt, đối những trẻ em vị thành niên luôn có xu hướng học theo bạn bè, các hiện tượng xã hội, ca sĩ, thần tượng”.

Bên cạnh đó, cô Hương bày tỏ thêm, đối với những người gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, căng thẳng về mặt cảm xúc,... với mục đích muốn tìm một ai đó, một nơi nào đó để chia sẻ nếu bắt gặp những nội dung tiêu cực như vậy trên các phương tiện đại chúng. Nội dung truyền tải lại của những người nổi tiếng, có độ phủ sóng cao, được quan tâm sẽ lại càng gây tác động nghiêm trọng.

Văn hoá - MV của Sơn Tùng 'dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng của giới trẻ”

Những hình ảnh tiêu cực trong MV

Trước đó vào tối qua (28/4), Sơn Tùng M-TP đã ra mắt MV There is no one at all. Về phía ca sĩ đánh giá đây là lần đầu thử nghiệm sáng tác thể loại mới, hát hoàn toàn bằng tiếng Anh, đánh dấu bước ngoặt mới của chặng đường ca hát của mình.

Tuy nhiên, nội dung MV lại có những hình ảnh tiêu cực, bao lực. Ngay trong ca từ của bài hát thể hiện sự chán chường với cuộc sống.

Trong MV, tạo hình mái tóc xoăn, khuôn mặt sầu thảm, đầy sẹo Sơn Tùng vào vai một kẻ lang thang, ương ngạnh và thoải mái tấn công mọi người vô cớ, phá phách đồ đạc, như cách để khẳng định sự tồn tại của mình.

Đỉnh điểm, hình ảnh kết thúc bài hát là việc, nhân vật đã chọn tự sát bằng cách nhảy từ trên lầu cao.

Hình ảnh này cùng với toàn bộ nội dung không tốt của MV khiến hàng loạt ý kiến từ dư luận bày tỏ lo lắng gây ảnh hưởng đến khán giả trẻ, nhất là lại được truyền đi từ một nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn.Đặt trong bối cảnh gần đây có một số bạn trẻ tự tử gây đau lòng cho gia đình và toàn xã hội cũng bởi lý do áp lực trong học hành, cuộc sống.

Theo Khoản 4, Điều 3, Nghị định 144/202/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn:

Cấm sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

 

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/mv-cua-son-tung-de-gay-anh-huong-tieu-cuc-den-dinh-huong-cua-gioi-tre-a3690.html