Mọi người chỉ biết rằng khoai tây mọc mầm không thể ăn, mà không biết rằng sự biến đổi màu sắc của vỏ khoai tây cũng là tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Khi vỏ khoai tây màu xanh bạn nên vứt bỏ, bởi khi đó khoai tây có thể tiềm ẩn độc tố solanine rất cao.
Khoai tây có vỏ chuyển sang màu xanh chứng tỏ hàm lượng solanine cao ( Nguồn Chinatimes)
Khoai tây mọc mầm chứng tỏ chứa hàm lượng solanine cao. Lúc này, hàm lượng solanine tập trung nhiều nhất ở những mầm non mọc ra. Ăn quá nhiều khoai tây mọc mầm khiến cơ thể hấp thụ nhiều độc tố solanine, gây hại cho cơ thể.
Các triệu chứng ban đầu khi ăn phải khoai tây mọc mầm là ngứa miệng, ngứa cổ họng, đau bụng trên và các triệu chứng khác như buồn nôn, tiêu chảy.
Khoai tây có vỏ chuyển sang màu xanh cũng giống như khoai tây mọc mầm. Lúc này khoai tây chứa hàm lượng solanine cao, khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể.
Bình thường, hàm lượng solanine chứa trong vỏ và thịt khoai tây rất ít. Tuy nhiên khi khoai tây gặp phải các dấu hiệu hư hỏng như mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh, chứng tỏ lượng solanine lúc này đang tăng mạnh.
Nhiều người cho rằng chỉ cần bỏ những mắt mầm khoai tây mọc lên, hoặc gọt bỏ phần vỏ xanh khoai tây và nấu chín sẽ không sao. Nhưng solanine là loại chất khó bị phân hủy bởi nhiệt, cho dù hấp, luộc hoặc chiên cũng không làm giảm đi lượng chất độc quá nhiều.
Vì vậy, khi chọn khoai tây bạn nên chọn những quả màu sắc vàng đều, không bị nảy mầm, sờ vào chắc và vỏ mịn. Môi trường bảo quản khoai tây cũng cần chú ý, để khoai ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/khong-chi-moc-mam-khoai-tay-co-hien-tuong-nay-cung-can-vut-ngay-tranh-co-doc-a37578.html