Selen là một trong những chất được khuyến nghị nên bổ sung nhiều hơn ở những người trung niên và cao tuổi. Khi bước vào độ tuổi này ai cũng mong mình được khỏe mạnh và sống lâu hơn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bệnh tật hay tai nạn có thể xảy đến bất chợt mà không có báo trước. Vì vậy, việc chú ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình là điều mà ai cũng nên làm.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng nguyên tố selen quyết định rất lớn đến việc kéo dài tuổi thọ và sức khỏe của con người. Nó còn được ví như là “nguyên tố trường sinh” giúp nâng cao khả năng miễn dịch, giải độc, ngăn ngừa bệnh gan và làm giảm nguy cơ gây ung thư.
Nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng selen có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe của tóc và móng tay cũng như hỗ trợ tuyến giáp khỏe mạnh. Theo WebMD, selen còn có đặc tính chống oxy hóa, từ đó bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
Bằng chứng cho thấy bổ sung selen có thể làm giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng những khu vực thiếu hụt selen sẽ có tỷ lệ mắc các khối u cao hơn. Như vậy, có thể thấy selen quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta.
Tuy nhiên, selen không thể tự sản sinh tự nhiên được mà chỉ có thể tổng hợp từ thức ăn. Vì vậy, trong chế độ ăn uống mọi người nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều selen để giúp bản thân và gia đình khỏe mạnh mỗi ngày.
1. Măng tây
Măng tây có tên tiếng anh là asparagus, thường được trồng vào mùa xuân, ăn rất ngon và được mệnh danh là “vua của các loại rau”. Trong măng tây có chứa hàm lượng selen rất cao. Do đó, nếu ăn măng tây đúng cách mỗi ngày có thể nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại và ngăn ngừa các tế bào ung thư.
Ngoài những lợi ích trên, khi ăn măng tây đúng cách còn có tác dụng kích thích ăn uống, bổ tỳ vị, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Măng tây có thể chế biến bằng nhiều cách như chiên, luộc, hầm hoặc làm salad. Tuy nhiên, cách ăn bổ dưỡng nhất là luộc măng tây, vừa thanh nhẹ vừa ngon, cách thực hiện lại rất đơn giản.
2. Khoai lang tím
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Khoai lang tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ là một loại rau củ có thành phần dinh dưỡng rất cao. Được biết rằng trong khoai lang tím có chứa nhiều selen rất tốt cho cơ thể con người như giúp nâng cao khả năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư rất hiệu quả. Bên cạnh đó khoai lang tím còn có chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy và cải thiện đường tiêu hóa, chống táo bón.
Ngoài ra, nếu ăn khoai lang tím đúng cách còn có thể giúp giảm cân, dưỡng da, trì hoãn quá trình lão hóa, bảo vệ gan và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng cần chú ý không nên ăn sống và ăn quá nhiều khoai lang tím mỗi ngày vì có thể sẽ gây chướng bụng.
Khoai lang tím có thể được chế biến bằng nhiều cách như hấp, luộc hoặc sấy. Nhưng cách đơn giản nhất để ăn là hấp chín và kết hợp với các nguyên liệu khác như ngô, đậu phộng, khoai mỡ, bí ngô để tạo thành một món ăn đậm đà. Cách chế biến này thường thấy ở các nhà hàng.
3. Nấm hương
Nấm hương là một loại nấm rất giàu chất dinh dưỡng và được mệnh danh là “vua của các bảo vật núi rừng”. Đây là loại nấm ăn được lớn thứ hai trên thế giới và được chia thành hai loại là nấm tươi và nấm khô.
Hàm lượng selen trong nấm hương cũng đặc biệt rất cao và là nguồn cung cấp selen tốt nhất cho người ăn chay. Các chất dinh dưỡng có trong nấm hương có tác dụng nâng cao thể lực, ngăn ngừa bệnh tật và phòng chống ung thư.
Ngoài ra nếu ăn nấm hương đúng cách còn có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, khi chế biến nấm hương cần phải rửa sạch bằng cách cho thêm muối hoặc bột mì vào nước để ngâm. Nấm hương có thể xào, hầm, hoặc nấu canh. Đặc biệt là món gà hầm nấm rất bổ dưỡng lại thơm ngon.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh, là loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đứng thứ 4 trong top 10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bông cải xanh được mệnh danh là "vua các loại rau cải" và là một loại thực phẩm có hàm lượng selen bên trong đặc biệt cao, có thể ngăn ngừa và chống lại ung thư.
Ngoài ra mỗi ngày ăn một chút bông cải xanh còn có thể tăng cường trí nhớ, loại bỏ các gốc tự do, làm đẹp da mặt và chống lão hóa. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn có thể cải thiện chức năng tim mạch, tăng tính đàn hồi của mạch máu, hạ đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Cách bổ dưỡng nhất để ăn bông cải xanh là hấp hoặc luộc để có thể giữ được chất dinh dưỡng ở mức cao nhất.
Bốn loại thực phẩm trên đều chứa rất nhiều selen. Do vậy, những người trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều hơn, không chỉ bổ sung dinh dưỡng một cách tự nhiên mà con rất tốt cho cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, việc bổ sung Selenium nên bổ sung vừa đủ phù hợp vào từng thời điểm, không nên lạm dụng quá nhiều để tránh ngộ độc selen.
Theo WebMD
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/chat-quan-trong-giup-keo-dai-tuoi-tho-nhung-thuong-bi-ngo-lo-nguoi-tu-u50-chu-y-cang-som-cang-tot-a38836.html