Măng tươi
Bài viết trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Các triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn món măng trong vòng 30 phút với các biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Trường hợp ngộ độc nặng, người bị ngộ độc có thể bị co giật, cứng hàm, duỗi cứng, suy hô hấp, tím tái, hôn mê.
Bên cạnh đó, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm càng đáng lo khi nhiều người kinh doanh sử dụng các chất để tẩy trắng măng với mục đích để bảo quản măng tươi lâu.
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, khi luộc sôi khoảng 12 giờ hàm lượng này giảm xuống khoảng 160mg nên măng tưoi không được chế biến sạch nấu kỹ thì rất độc.
Các loại rau muối chua
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, nhược điểm lớn của dưa cà muối là chúng chứa quá nhiều muối. Chỉ cần một quả dưa chua lớn chứa tới hơn 2/3 lượng natri khuyến nghị mà một người trưởng thành trung bình nên có cho cả ngày.
Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tiểu đường và bệnh thận. Natri cũng có thể làm mất canxi từ xương. Điều đó có thể làm suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Trong hầu hết các công thức muối dưa cà luôn cần thêm muối và muối chiếm khoảng 5% hàm lượng. Một bát nhỏ dưa chua chứa khoảng 600 mg natri, tức là nhiều hơn hơn 1/4 giới hạn khuyến nghị hàng ngày.
Ngoài việc là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết những người bị cao huyết áp, thực phẩm ngâm chua quá mặn có thể khiến nguy cơ bị ung thư dạ dày tăng cao hơn. Một nghiên cứu thực hiện năm 2015 đã chứng minh được rằng thực phẩm nhiều muối có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày, cùng với sử dụng bia và rượu mạnh.
Củ cải đường
Theo bài viết trên Báo Lao động, không thể phủ nhận củ cải đường là loại củ có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Chúng chứa nhiều sắt, vitamin và chất xơ. Không những vậy, củ cải đường còn hỗ trợ sức khoẻ cho mắt và gan, hạ huyết áp, mỡ máu. Nhưng nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ nổi phát ban, ảnh hưởng tới thai nhi và giảm lượng canxi trong cơ thể.
Các loại rau họ nhà cải
Súp lơ, cải xoăn là những thực phẩm giàu chất xơ, ít calo và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên do các loại rau họ nhà cải không có enzym để tiêu hoá raffinose, khi đi vào ruột non chúng sẽ bị vi khuẩn lên men và tạo ra khí mê tan, carbon dioxide dẫn tới đầy hơi khó tiêu.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau phổ biến trong các bữa cơm của mỗi gia đình. Rau mang lại dinh dưỡng cao, chứa một lượng đáng kể các vitamin A,B và khoáng chất như magie, canxi… Hơn thế nữa, mồng tơi chứa chất nhầy pectin giúp nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả. Nhưng ngược lại, với những người bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về dạ dày hay đại tráng ăn nhiều rau mồng tơi lại không hề có lợi.
(Tổng hợp)
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/5-loai-rau-khong-nen-an-nhieu-keo-hai-suc-khoe-a39458.html