Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống ôxy hóa và các hợp chất hữu ích khác, chẳng hạn như các enzym có thể bảo vệ chống lại chứng viêm và bệnh tật. Dứa thường được ăn tươi, ép nước hoặc nướng, làm bánh…
1. Là trái cây giàu dinh dưỡng
Hàm lượng calo trong dứa thấp nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng ấn tượng. Chỉ 1 cốc (165g) dứa đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng:
Lượng calo: 83 Chất béo: 1,7g Chất đạm: 1g Carbs: 21,6g Chất xơ : 2,3g Vitamin C: 88% giá trị hàng ngày (DV) Vitamin B6: 11% DV
Dứa là loại trái cây giàu dinh dưỡng.
Dứa đặc biệt giàu vitamin C và mangan. Trong đó, vitamin C cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, hấp thụ sắt, tăng trưởng và phát triển, trong khi mangan cung cấp các đặc tính chống ôxy hóa và hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.
Các chất chống ôxy hóa giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa trong cơ thể, có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng viêm và các bệnh mạn tính khác.
Dứa cũng chứa các vi chất dinh dưỡng khác, như đồng, thiamine và vitamin B6, rất cần thiết cho sự trao đổi chất lành mạnh.
Dứa cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin B lành mạnh, bao gồm thiamin, niacin, B6 và folate. Những chất dinh dưỡng rất quan trọng để hình thành các tế bào hồng cầu mới, mang ôxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.
Quả dứa (trái thơm) không những dùng làm thức uống giải nhiệt ngày nóng nực mà còn giúp chữa được viêm thận, viêm phế quản, tiêu chảy...
BS. Hoàng Xuân Đại
Dứa nướng là món tráng miệng rất ngon và tốt cho sức khỏe.
2.3 Hỗ trợ giảm đau khớp
Khả năng chống viêm của bromelain trong dứa có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp. Nếu bị đau khớp do viêm xương khớp, hãy thử thêm dứa vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đây chỉ là những hành động bổ sung, người bệnh vẫn phải dùng thuốc hoặc nếu cần thay đổi liều lượng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
2.4 Ngăn ngừa cảm cúm
Dứa chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khoẻ, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng để chống bệnh tật. lại những bệnh như ho, cảm cúm… Ngay cả khi bạn đang ốm, dứa và các thức uống từ dứa cũng có thể thay thế cho thuốc, giúp bạn mau khoẻ.
2.5 Sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ, kali và vitamin C trong dứa đều thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu, những người tiêu thụ 4.069 mg kali mỗi ngày giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ khi so sánh với những người tiêu thụ ít kali hơn.
2.6 Giúp làm đẹp da
Vitamin C có trong dứa có tác dụng chống ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Quả dứa còn có tác dụng dưỡng da hiệu quả nhờ dồi dào hàm lượng alpha hydroxyl acid, một thành phần quan trọng trong các loại kem chống nhăn, giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da mới. Khi được ăn ở dạng tự nhiên hoặc bôi tại chỗ, có thể giúp chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể.
Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, hệ thống hỗ trợ của da.
2.7 Tăng cường giảm cân
Một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả sẽ là rất tốt cho những người đang thực hiện mục tiêu giảm cân. Trong đó, có thể thêm dứa vào thực đơn trong chế độ ăn kiêng vì các enzym của nó có thể giúp đốt cháy chất béo.
BS. Đặng Thị Ánh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên BS. Đặng Thị Ánh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Là trái cây chứa lượng calo ít, dứa có tác dụng trong việc giảm cân và chống lại tích tụ chất béo trong cơ thể. Ăn dứa sẽ tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ có trong dứa sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.
3. Ai không nên ăn dứa?
3.1 Người có cơ địa dị ứng
Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Ngứa ngáy và nổi mề đay là dấu hiệu phổ biến khi dị ứng dứa.
3.2 Người bệnh đái tháo đường
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
3.3 Người bệnh tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
3.4 Bệnh nhân bị viêm răng, lở loét khoang miệng
Đây cũng là những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.
3.5 Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
3.6 Người dễ bốc hỏa
Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.
4. Không ăn dứa cùng những thực phẩm nào?
Ăn dứa cùng sữa sẽ làm giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa.
Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua khi ăn cùng lúc với dứa sẽ làm giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa. Ăn sữa cùng dứa còn tạo phản ứng các chất trong dứa với protein trong sữa, tạo thành chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy. Protein trong sữa và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc, gây khó chịu, khó tiêu.
Dứa và củ cải khi ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C, giảm các chất dinh dưỡng khác. Thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ. Vì vậy, bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp đặc biệt lưu ý không nên ăn dứa cùng củ cải.
5. Cách bảo quản dứa
Khi đã chọn được quả dứa ngon, bảo quản không đúng cách có thể làm hỏng trái cây. Dưới đây là cách để giữ cho dứa thơm ngon:
- Hầu hết dứa có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng hai ngày. Tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt.
- Trong tủ lạnh: Đặt cả một quả dứa chưa cắt vào tủ lạnh có thể bảo quản được 5 ngày.
- Sau khi cắt xong: Bảo quản dứa mới cắt trong một ít nước ép của nó và đặt trong hộp kín. Bảo quản lạnh trong tối đa năm ngày.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/dua-bo-duong-re-tien-tot-cho-suc-khoe-nhung-6-nhom-nguoi-khong-nen-an-a4009.html