1. Rau cần tây
Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens, thuộc họ hoa tán. Cây được nhập vào nước ta, hiện được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm rau ăn hay nước ép.
Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C. Các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axit glutamic.
Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu.
Theo Đông y, cần tây có vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ… Chữa bệnh hiệu quả với rau cần tây như: trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol.
Rau cần tây có furocoumarin. Nên nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần và dẫn đến ngộ độc nếu ăn phải. Do đó bạn chỉ nên để rau cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.
2. Rau lang
Rau lang là một món rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Loại rau này chứa rất nhiều dưỡng chất, và nguồn vitamin dồi dào. Lượng vitamin B2 trong rau khoai lang nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa…
Theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt… được coi như một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử. Loại rau này có tác dụng chữa tỳ hư, kém ăn, thanh nhiệt, giải độc…
Nếu thường xuyên ăn rau khoai lang, nội tạng của bạn sẽ được thanh lọc. Do rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau này sẽ giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt tốt cho thải độc ruột.
Chất xơ trong rau khoai lang kích thích đại tiện, thúc đẩy quá trình giải độc ruột và các cơ quan nội tạng khác như gan, thận.
Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.
Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này. Vì thế, người bệnh đái tháo đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.
3. Rau diếp cá
Rau diếp cá còn được gọi là giấp cá, ngư tinh thảo. Tên khoa học là Houttuynia cordata, thuộc họ lá giấp Saururaceae. Đây là một loại cây sống tốt ở những nơi ẩm ướt và có thân rễ mọc ngầm phía dưới mặt đất.
Rau diếp cá là loại thực vật không còn xa lạ với người dân Việt, chúng có thể làm rau ăn và cũng có thể làm thuốc chữa bệnh. Lá và thân của cây diếp cá là hai bộ phận được dùng để làm thuốc.
Theo nhiều nghiên cứu, cây diếp cá chứa chất decanoyl-acetaldehyd - hoạt chất tương tự như kháng sinh. Vì vậy, loại thực vật này có công dụng kháng khuẩn hiệu quả, diệt nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra, còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong rau diếp cá như: Vitamin B, A, canxi, đạm, chất xơ, sắt, kali,..
Rau diếp cá là thực phẩm có nhiều cellulose giúp hạ mỡ trong máu. Bản thân cellulose không bị hấp thụ vào cơ thể mà nó có tác dụng làm cho no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và đẩy ‘rác’ trong ruột ra bên ngoài, có tác dụng khử mỡ hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp cá có thể dự phòng cao huyết áp, mỡ cao trong máu.
Rau diếp cá mang đến cho cơ thể con người nhiều tác dụng lớn như: Trị mụn, trị bệnh tiểu đường, thải độc, lợi tiểu, tăng sức đề khác, chữa viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng,… Loại rau này có tác dụng giải độc cơ thể, thanh nhiệt, mát gan.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/3-loai-rau-la-thuoc-ha-duong-huyet-tu-nhien-co-san-o-cho-viet-nhung-it-nguoi-biet-tan-dung-a41325.html