Điều trị cho người cao tuổi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Người cao tuổi đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính như: mạch vành, huyết áp, tiểu đường, ung thư... Ngoài ra, còn các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
Bộ Y tế dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai, tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước. Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật. Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 73,7% số ca mắc và 78,6% số ca tử vong.
Chi phí điều trị tăng
Số năm bệnh tật của người Việt Nam trung bình khoảng 11 năm đối với nữ giới và khoảng 8 năm đối với nam giới. Tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng lao động, giảm thu nhập mà còn làm tăng chi tiêu y tế. PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Đại học Y Hà Nội, cho biết khoảng 22% người cao tuổi phải nằm viện trong vòng một năm qua. Số lần điều trị nội trú trung bình là 2,3 lần/năm. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi cao gấp 8-10 lần người trẻ.
Theo Bộ Y tế có một số yếu tố quan trọng dẫn đến số năm sống với bệnh tật của người dân Việt Nam còn ở mức cao. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt cũng như gia tăng bệnh không lây nhiễm liên dinh dưỡng. Tiếp đó, sự gia tăng nhanh của bệnh không lây nhiễm. Số liệu về mô hình tử vong cũng cho thấy gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm tỉ trọng cao nhất.
TS. bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết, người dân ở các nước phát triển chuẩn bị sẵn lộ trình khi về già cả về tài chính và thời gian nhiều chục năm trước. Trong khi đó, người Việt chưa giàu đã già.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/tuoi-tho-tang-nhung-ganh-10-nam-benh-tat-a42864.html