Đồ uống ấm nóng thường được coi là ‘phương thuốc’ có tác dụng hỗ trợ rất tốt khi bạn mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm.
Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy đồ uống nóng có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng như sổ mũi và đau họng. Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng một chiếc cốc ấm trên tay sẽ mang lại cảm giác dễ chịu khi bạn chiến đấu với virus.
Cà phê là đồ uống được nhiều người ưa thích
Tuy nhiên, riêng với cà phê, có một số điều bạn cần cân nhắc khi tiêu thụ đồ uống này khi ốm. Dưới đây, các chuyên gia chia sẻ suy nghĩ của họ về việc uống cà phê khi bị ốm.
1. Cà phê giúp bạn tỉnh táo nhưng cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi khi ốm.
Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Tulane ở New Orleans, Mỹ, cho biết: “Caffeine là một chất kích thích và mặc dù nó có thể sẽ không có bất kỳ tác động nào đến triệu chứng lâm sàng, dù là cảm lạnh, cúm, COVID hay RSV… nhưng bản chất kích thích của caffeine có thể phản tác dụng”.
“Khi bạn đang đối mặt với tình trạng nhiễm virus, một trong những điều bạn thực sự cần làm là nghỉ ngơi đầy đủ”.
Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và vì cà phê có tác dụng giúp bạn tỉnh táo nên nó có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
Điều tương tự cũng xảy ra với nước tăng lực, thường có nhiều caffeine hơn một tách cà phê. Hassig nói: “Quá nhiều caffeine có thể không tốt cho dù bạn có bị cảm lạnh hay cúm hay không”.
Vì cà phê có tác dụng giúp bạn tỉnh táo nên nó có thể khiến bạn khó ngủ hơn
2. Đối với những người không uống cà phê thường xuyên, nó cũng có thể gây mất nước.
Tiến sĩ Daniel Monti, chủ tịch Khoa Khoa học Dinh dưỡng và Y học Tích hợp tại Jefferson Health ở Philadelphia, Mỹ, cho biết: “Nếu bạn không phải chỉ bị ốm nhẹ, bạn nên cẩn thận khi tiêu thụ caffeine vì nó làm mất nước và có tác dụng lợi tiểu nhẹ”.
Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả mọi người: Nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên uống một lượng cà phê vừa phải sẽ không bị mất nước do đồ uống này. Thay vào đó, bất kỳ tình trạng mất nước nhẹ nào sẽ xảy ra ở những người không quen với caffeine, theo NPR.
Vì vậy, nếu bạn không thường xuyên uống cà phê thì không nên tự pha cho mình một bình cà phê khổng lồ khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Thay vào đó, điều quan trọng là phải bổ sung nước khi bạn bị ốm, Monti nói.
Và nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, điều quan trọng gấp đôi là phải tập trung vào việc bù nước (bằng nước chứ không phải cà phê).
Nếu bạn không thường xuyên uống cà phê thì không nên tự pha cho mình một bình cà phê khổng lồ khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
3. Ngoài ra, cà phê có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Chúng ta đã biết rằng cà phê có thể có tác dụng nhuận tràng. Đôi khi, cà phê cũng có thể gây khó chịu ở dạ dày.
Như đã đề cập ở trên, những người mắc một số bệnh theo mùa nhất định có thể không muốn tiêu thụ thứ gì đó khiến dạ dày của họ khó chịu hơn.
Hassig lưu ý: “Một số bệnh, đặc biệt là cúm, đôi khi cũng có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa. Làm cho hệ thống đó khó chịu thêm không phải là một ý hay”.
Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng và có tiền sử các vấn đề về tiêu hóa do cà phê gây ra, bạn có thể bỏ qua cốc cà phê buổi sáng khi bị ốm.
Những người mắc một số bệnh theo mùa nhất định có thể không muốn tiêu thụ thứ gì đó khiến dạ dày của họ khó chịu hơn
Nói chung, uống một lượng cà phê vừa phải khi bạn bị ốm thì không sao.
Nói tóm lại, rất có thể bạn không cần phải bỏ cà phê khi bị ốm, nhưng bạn có thể cần giảm mức tiêu thụ caffeine.
Hassig nói: “Không có gì sai khi uống một tách cà phê, chắc chắn là vào nửa đầu ngày để giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng bạn nên tiêu thụ vừa phải vì tác dụng kích thích của caffeine và bạn cần nghỉ ngơi khi bị ốm”.
Monti nói thêm: “Nếu bệnh của bạn nhẹ thì rủi ro sẽ thấp. Khi nói đến việc tiêu thụ cà phê, các vấn đề tiềm ẩn chỉ phát sinh nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy”.
Các đồ uống phù hợp cho người ốm
Bạn nên tạo thói quen uống các loại đồ uống khác, bổ sung nhiều nước hơn, khi bị bệnh về đường hô hấp.
“Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn cấp đủ nước cho cơ thể, nước lọc hoặc nước ép trái cây hữu cơ là những lựa chọn rất thích hợp. Nước là tốt nhất vì nó cung cấp cho cơ thể những gì cơ thể cần nhất - chất lỏng để chống lại bệnh”, Hassig nói.
Monti cho biết trà thảo dược nóng và nước canh ấm cũng có thể là đồ uống hữu ích khi bạn ốm.
Ngoài ra, các loại trà có chứa caffeine như trà xanh có thể dễ chịu hơn cho dạ dày, là sự thay thế tốt cho những người vẫn muốn tăng cường năng lượng nhưng không muốn uống cà phê, theo Monti.
Hãy nhớ: Khi bạn bị ốm, hãy ưu tiên nghỉ ngơi và bổ sung nước.
Theo Monti, tình trạng viêm trong cơ thể chúng ta tăng lên khi chúng ta bị cảm lạnh hoặc cúm, dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi và bọng mắt.
Monti nói: “Nếu bạn đang tìm cách giảm chứng viêm, hai điều bạn có thể làm một cách tự nhiên là cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi”.
Giảm viêm có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng cảm lạnh khó chịu, trong khi cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi có thể giúp cơ thể loại bỏ virus.
(Nguồn: HuffPost)
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/co-nen-uong-ca-phe-khi-bi-om-chuyen-gia-chi-ra-3-luu-y-quan-trong-can-nho-a43835.html