Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiểu đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở tim, mạch máu, mắt, thận và dây thần kinh.
Khoảng 422 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường, phần lớn sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Ngoài ra, trên thế giới ghi nhận 1,5 triệu ca tử vong trực tiếp do bệnh tiểu đường mỗi năm. Cả số ca mắc và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đều tăng đều trong vài thập kỷ qua.
Điều may mắn là bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách theo dõi chế độ ăn uống của mình.
Dưới đây là 5 thực phẩm có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường, theo một bài viết trên The Sun:
1. Quả nho
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn một khẩu phần nho mỗi tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy ăn nho có thể làm giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Gia đình Hàn Quốc, đã theo dõi thói quen ăn uống ở người trưởng thành từ 40 đến 69 tuổi.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn một khẩu phần nho mỗi tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hojun Yu, thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, cho biết: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy tiêu thụ nho nhiều hơn có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở đối tượng được nghiên cứu".
2. Gạo lứt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nguyên cám, bột mì nguyên cám, bánh mì nguyên cám có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Việc thay thế carbs tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tổ chức Tiểu đường Vương quốc Anh cho biết: "Ăn bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc ăn sáng có đường (được gọi là carbs tinh chế) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2".
"Nhưng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nguyên cám, bột mì nguyên cám, bánh mì nguyên cám có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, vì vậy hãy chọn những loại này để thay thế".
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường.
Hai khẩu phần gạo lứt trở lên mỗi tuần giúp giảm 12% nguy cơ so với việc chỉ ăn một khẩu phần mỗi tháng.
3. Ớt
Capsaicin, chất hóa học có trong ớt, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Những người yêu thích đồ ăn cay có thể đã giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà không hề biết.
Capsaicin, chất hóa học có trong ớt, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy chất này giúp tăng nồng độ insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Shiqi Zhang, thuộc Đại học Tây Nam ở Trùng Khánh, Trung Quốc, cho biết: "Ớt có tác dụng chống béo phì, chống ung thư, trị đái tháo đường, giảm đau và ngứa đối với động vật và con người".
"Những tác động này là do capsaicin, thành phần hoạt tính sinh học chính của ớt".
CDC cũng khuyến nghị nên ăn nhiều rau không chứa tinh bột để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Đậu gà
Việc tiêu thụ đậu gà có lợi cho việc kiểm soát đường huyết .
Giống như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu như đậu gà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn.
Tuy nhiên, chúng còn có thêm lợi ích là chứa nhiều protein, giúp bạn no lâu hơn và giảm nguy cơ béo phì - yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm cho thấy những phụ nữ ăn đậu gà có lượng đường trong máu thấp hơn tới 36% so với những người ăn bánh mì trắng. Họ cũng ít đói hơn sau bữa ăn.
Tasleem Zafar, thuộc Đại học Kuwait, cho biết: "Việc tiêu thụ đậu gà có lợi cho việc kiểm soát đường huyết và có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể thông qua việc ngăn chặn sự thèm ăn và năng lượng nạp vào".
5. Sữa chua
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy ăn 80 đến 125g sữa chua mỗi ngày giúp giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không ăn.
Thực phẩm cuối cùng trong danh sách này có thể khiến bạn bất ngờ, đó chính là sữa chua. Nghiên cứu cho thấy một trong nhiều lợi ích sức khỏe của sữa chua là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tổ chức Tiểu đường Vương quốc Anh cho biết: "Sữa chua và phô mai là những sản phẩm từ sữa lên men và chúng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2".
"Khi nói đến sữa và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn không cần để ý nhiều đến lượng chất béo trong sản phẩm. Điều quan trọng là bạn nên chọn các sản phẩm không đường như sữa chua nguyên chất, sữa chua Hy Lạp và sữa nguyên chất".
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy ăn 80 đến 125g sữa chua mỗi ngày giúp giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không ăn.
Salas-Salvado Jordi, thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Pere Virgili ở Tây Ban Nha, cho biết: "Tiêu thụ sữa chua trong một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người khỏe mạnh và người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao".
(Theo The Sun, WHO)
https://soha.vn/tieu-duong-rat-so-5-mon-nay-so-5-co-the-khien-nhieu-nguoi-bat-ngo-20231127145424828.htm
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/tieu-duong-rat-so-5-mon-nay-so-5-co-the-khien-nhieu-nguoi-bat-ngo-a47764.html