Đậu nành là một loài cây thuộc họ đậu, thân leo, thường được sử dụng để chế biến thức uống, thức ăn, hỗ trợ bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hạt đậu nành là thành phần dinh dưỡng duy nhất của cây được chế biến thành thực phẩm. Dưới đây là những chất cần thiết đối với cơ thể người từ đậu nành, đem lại nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe.
Đạm hoàn chỉnh
Theo Medicalnewstoday, đậu nành là loại hạt thực vật có đạm hoàn chỉnh, xét theo lượng axit amin từ thực phẩm đậu nành có thể cung cấp cho cơ thể. Axit amin có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người chỉ sản xuất được một số axit amin, còn 9 loại axit amin thiết yếu (histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine) chỉ có thể nạp vào thông qua tiêu thụ thực phẩm phù hợp.
Do đó, thực phẩm chứa 9 axit amin thiết yếu này được xem là đạm hoàn chỉnh, gồm thịt động vật, thực phẩm sữa và từ đậu nành như đậu phụ, edamame, tempeh, sữa đậu nành...
Khi đề cập đến hàm lượng đạm ở đậu nành, Tiến sĩ Mark Messina - Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng Đậu nành toàn cầu, Mỹ nhận xét: "So với các loại đậu phổ biến khác, đậu nành cung cấp nhiều đạm và chất lượng đạm cũng cao hơn, kể cả so với các nguồn đạm từ thực vật khác".
Đạm đậu nành giúp giảm cholesterol trong máu là đặc tính được Tiến sĩ Mark Messina đề cập đầu tiên khi nhắc đến những lợi ích cho sức khỏe. Đặc tính này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận vào năm 1999 trong công bố sức khỏe: "Tiêu thụ 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch". Ngoài ra, FDA còn xác nhận thông tin này trong công bố sức khỏe năm 2017: "Dầu đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành".
Với nam giới, hàm lượng đạm cao trong thực phẩm từ đậu nành hỗ trợ việc tạo khối lượng cơ bắp và sức mạnh ở những người đang tập luyện sức đề kháng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết, cũng như chứng loãng xương, các vấn đề về xương khác. Đồng thời, đậu nành còn có hiệu quả trong việc chống teo cơ ở người cao tuổi.
Chất béo có lợi
Đậu nành còn là nguồn thực phẩm giàu chất béo thực vật. Trong đó, dầu đậu nành cung cấp hàm lượng axit béo thiết yếu không no như omega-6 và omega-3. Nhờ vậy, khi tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành, bên cạnh lượng đạm thực vật chất lượng cao, cơ thể cũng được cung cấp lượng chất béo không no có lợi cho sức khỏe.
Isoflavone
Thực phẩm từ đậu nành có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh vì chúng là nguồn cung cấp isoflavone giúp giảm tần suất bốc hỏa và cải thiện chức năng nội mô, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Loại phytoestrogen này còn có thể giúp phái đẹp ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú, giảm nếp nhăn, kiểm soát cân nặng, cải thiện trí nhớ...
Các chất có lợi khác
Đáng chú ý, đậu nành còn cung cấp những chất khác có lợi cho cơ thể như chất xơ, canxi, folate, kali, chất chống oxy hóa... Nhờ đó, loại hạt này trở thành nguồn dinh dưỡng thực vật lý tưởng, giải quyết được nhu cầu cần thiết về dinh dưỡng lẫn sức khỏe của cơ thể đơn giản và linh hoạt.
Đậu nành được đánh giá tốt cho trẻ em với nguồn đạm chất lượng cao và hàm lượng chất béo bão hòa thường thấp hơn các nguồn đạm phổ biến khác. Trong đó, sữa đậu nành tăng cường vi chất là sản phẩm thay thế sữa thực vật được các chuyên gia y tế phê duyệt cho trẻ em từ 1-5 tuổi.
Trong xu hướng dinh dưỡng thực vật đang phát triển, đậu nành là loại hạt thực vật trung tâm nhờ các thành phần hoàn chỉnh từ chất đạm, chất béo, chất xơ và các hoạt chất khác. Các gia đình Việt cũng có thể đưa đậu nành vào khẩu phần hằng ngày một cách đầy đủ, thuận tiện và nhanh chóng. Có thể sử dụng sữa đậu nành Fami hoặc thức uống chứa đạm đậu nành, ngũ cốc, granola... để cải thiện dinh dưỡng cho từng bữa ăn.
Bổ sung đa dạng các nguồn đạm thực vật trong bữa ăn hàng ngày đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là nguồn đạm từ đậu nành. Tìm hiểu thêm về các thông tin dinh dưỡng đậu nành tại đây.
Thanh Thư
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/nhung-duong-chat-trong-hat-dau-nanh-a49686.html