Muối cần cho sức khỏe, nhưng...
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết Giảm ăn mặn nâng cao sức khỏe gia đìnhĂn mặn giảm 'ham muốn'?
Khoa học gần đây giải thích rằng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ tăng trị số huyết áp khi bạn ăn muối, chẳng hạn như: Tuổi; cân nặng; chủng tộc/dân tộc; giới tính; bệnh mắc kèm: Tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính...
Ngay cả khi bạn chưa bị tăng huyết áp, ăn ít natri hơn có thể giúp làm giảm sự gia tăng trị số huyết áp theo tuổi tác. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim, suy tim, đột quỵ, bệnh thận, loãng xương, ung thư dạ dày và thậm chí đau đầu.
Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ăn nhạt < 5 gam muối/ngày sẽ giảm huyết áp trung bình từ 4-8 mmHg.
Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần giảm ăn muối, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều muối như: các món mắm, các món muối thực phẩm để lên men, các loại thực phẩm ăn liều như: giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp…; đồ ăn vặt...
Theo bác sĩ Dũng, cơ sở khoa học của việc giảm natri là rõ ràng. Bằng chứng khoa học đã chứng minh có mối liên kết giữa lượng natri dư thừa với tình trạng tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim.
Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn dưới 5g muối/ngày. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chỉ nên ăn dưới 1g muối/ngày, trẻ từ 1-3 tuổi nên ăn 3g/ngày, trẻ > 7 tuổi thì ăn lượng muối như người trưởng thành. Đối với những đối tượng có bệnh lý liên quan, nên ăn lượng muối theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM nhấn mạnh ăn nhiều muối sẽ gây:
- Tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương và sỏi thận;
- Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori;
- Tăng nguy cơ suy thận do làm tăng protein trong nước tiểu và làm tăng gánh nặng cho thận;
- Tăng nguy cơ béo phì do tăng cảm giác khát và tăng tiêu thụ đồ uống, nhất là các loại nước ngọt;
- Làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan và suy tim;
Cách giảm lượng muối tiêu thụ:
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe do thói quen ăn mặn gây ra.
- Nêm ít muối trong đồ ăn
- Chấm nhẹ tay hoặc không chấm
- Giảm bớt các đồ mặn như món kho, món rang, món muối.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Nên bổ sung natri có trong rau xanh, trái cây, sữa và các loại protein như một phần của chế độ ăn lành mạnh thay vì sử dụng các loại thức ăn nhanh có quá nhiều muối.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/dieu-gi-se-xay-ra-khi-ban-giam-an-muoi-xuong-duoi-15gngay-a51212.html