Trẻ dưới 16 tuổi mắc viêm loét dạ dày
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, phó trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), cho biết gần đây bệnh viện tiếp nhận điều trị cho nhiều trẻ dưới 16 tuổi, đang trong độ tuổi đi học bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đơn cử, mới đây bệnh viện tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi V.C.L. (13 tuổi, trú tại Quảng Ninh) bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, viêm niêm mạc 6 thói quen tốt giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dàyThuốc điều trị viêm loét dạ dày và các tác dụng phụ
Ngoài ra, tiền sử gia đình, thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn quá nhiều đồ quá cay nóng hoặc chiên xào, ăn không đúng bữa, ăn vội vàng nhai không kỹ), căng thẳng, stress kéo dài do áp lực học tập, thi cử… cũng tăng nguy cơ gây bệnh.
Bên cạnh đó, trẻ sống trong môi trường khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan hô hấp, tim mạch…
Bác sĩ Sơn khuyến cáo để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần chú ý đảm bảo chế biến thức ăn cho trẻ phải được nấu chín, không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ. Đặc biệt những loại thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh như mì tôm, bim bim, nước uống có gas.
Cha mẹ cũng chú ý cho trẻ ăn đủ bữa, đúng bữa, không ăn quá no, sau ăn không nên vận động mạnh, buổi tối nên ăn đồ dễ tiêu.
Rèn luyện cho trẻ chế độ học tập và ngủ nghỉ điều độ, tránh tạo áp lực điểm số, học tập, thi cử cho trẻ. Trẻ cần được học tập và vui chơi cân bằng, tạo không khí học tập vui vẻ khi đến trường
"Khi trẻ có những biểu hiện bất thường như đau bụng tái diễn, đau bụng kéo dài, đau tức thượng vị, ăn khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, mệt mỏi gầy sút cân… Những trẻ đã mắc bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, uống thuốc theo đơn và tái khám theo hẹn", bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/thieu-nien-13-tuoi-mac-viem-loet-da-day-bac-si-canh-bao-nguy-co-gay-benh-o-tre-a52066.html