Nhang càng thơm càng tẩm nhiều hóa chất

Đốt nhang (hương) là một văn hóa tốt đẹp ở Á Đông. Ngày Tết, nhang được dùng nhiều hơn để thắp lên bàn thờ tổ tiên, mộ, chùa... Bác sĩ cảnh báo nhang càng thơm càng tẩm nhiều hóa chất, nguy hiểm cho người hít phải.

Nhang được thắp liên tục tại chùa Bà Thiên Hậu, quận 5, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhang được thắp liên tục tại chùa Bà Thiên Hậu, quận 5, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2024, thị trường hương nhang, vàng mã rất sôi động. Nhiều cửa hàng thường giới thiệu cho khách những loại nhang có mùi thơm lưu lại rất lâu, đốt đến đâu tàn cuốn lại đến đó, rất đẹp mắt.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM), TP.HCM: nghiêm cấm đốt nhang, nến thờ tại các quầy sạp

Người già, trẻ em, người đang mang thai và người bị bệnh nền nhiều gồm cả ung thư, cần hạn chế tiếp xúc nhiều với khói nhang.

Chưa kể, việc chen chúc nhau đốt nhang cả bó, loại to dễ hỏa hoạn và nhiều khi làm cháy sém hoặc lủng lỗ quần áo người xung quanh do sơ ý.

Trước thị trường nhang đa dạng, nhiều mẫu mã, bác sĩ Minh Đức khuyến cáo chúng ta có thể cân nhắc dùng nhang có nguồn gốc tự nhiên, có mùi hương dịu nhẹ dễ chịu, ít hại sức khỏe. Dùng nhang ngắn, không dùng loại to, có nhuộm màu, có mùi hương ngào ngạt.

Mỗi ban thờ chỉ cần đốt một cây nhang là được, thay vì phải 3 cây hay chục cây hay cả bó. Không nên đốt loại nhang lớn. Không cắm nhang trực tiếp vào đồ ăn vì sẽ làm tàn nhang rơi vào đồ ăn và phần màu nhuộm tại chân nhang thấm đồ ăn. 

Khói nhang ngày Tết…Khói nhang ngày Tết…

Cần biết - Nén nhang thơm dâng đất trời, tiên tổ vào mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/nhang-cang-thom-cang-tam-nhieu-hoa-chat-a52617.html