Bác sĩ Bùi Mạnh Cường, khoa hô hấp - Những món dưa tốt cho tiêu hóa ngày Tết như thế nào?ĐỌC NGAY
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi người nên tiêu thụ khoảng 480 - 560g rau quả mỗi ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…).
Trong đó, lượng rau nên là khoảng 240 - 320g mỗi ngày và lượng trái cây chín nên là 240g mỗi ngày.
Đây là một cách hiệu quả để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong dịp Tết.
Hạn chế các thức ăn quá nhiều dầu mỡ
Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài sau bữa ăn. Do đó, trong dịp Tết cần hạn chế tối đa sử dụng thức ăn chứa nhiều chất béo, như thực phẩm chiên nhiều lần và sử dụng nhiều dầu mỡ.
Tránh ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh
Trong dịp Tết, nhiều gia đình thường mua và tích trữ lượng lớn thực phẩm. Mặc dù nhiều người tin rằng việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là an toàn, nhưng nên lưu ý rằng với nhiệt độ trong tủ lạnh, vi khuẩn có thể giảm hoạt động nhưng không thể bị tiêu diệt.
Bên cạnh đó, việc lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là khi sử dụng thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh rồi đem ra hâm nóng nhiều lần.
Nên ăn thực phẩm đã được nấu chín
Việc ăn các món chưa nấu chín như tiết canh, thịt tái, nem chạo, nem chua, các loại gỏi, hàu sống, cá hồi sống... có thể hấp dẫn vị giác nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa. Việc nấu chín thực phẩm không chỉ giúp chúng dễ tiêu hóa hơn mà còn tăng độ an toàn của thức ăn.
Không lạm dụng các chất kích thích
Việc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas trong dịp Tết có thể làm tái phát hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản và hội chứng ruột kích thích.
Vì vậy, để ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, quan trọng là cần hạn chế lượng chất kích thích, chỉ nên tiêu thụ chúng một cách hợp lý. Đặc biệt, người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh các đồ uống có gas.
Duy trì bữa ăn và sinh hoạt đúng giờ
Trong những ngày Tết, thói quen sinh hoạt và ăn uống thường bị thay đổi. Việc thức khuya, ăn khuya và bỏ bữa sáng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Để ngăn chặn tình trạng này, nên cố gắng duy trì lịch trình sinh hoạt và ăn uống gần giống như trong những ngày bình thường để giúp cơ thể duy trì đồng hồ sinh học và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/cach-bao-ve-suc-khoe-duong-tieu-hoa-dip-tet-a52867.html