Cẩn thận biến chứng đái tháo đường nặng vì sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết

Cho đến tháng 2-2024, FDA chưa phê duyệt bất kỳ loại đồng hồ hay vòng đeo tay thông minh nào cho mục đích tự đo hoặc ước tính giá trị đường huyết. Người sử dụng thiết bị này có thể nguy hiểm tới tính mạng do việc đo không chính xác.

FDA cảnh báo: không dùng đồng hồ đeo tay đo đường huyết - Ảnh: BSCC

FDA cảnh báo: không dùng đồng hồ đeo tay đo đường huyết - Ảnh: BSCC

"Lãnh" nhiều biến chứng vì tin sản phẩm trời ơi

Bệnh nhân N.T.H. (57 tuổi, Hà Nội) bị đái tháo đường nên đã bỏ 8 triệu đồng để mua loại đồng hồ đeo tay được quảng cáo đo đường huyết tránh xâm nhập. 

Ngày nào theo dõi bà cũng rất an tâm vì chỉ số đồng hồ báo đều dưới 7 nên không dùng thuốc. Đến khi mệt nhiều, buồn nôn... bà đi khám thì đường huyết quá cao, chỉ số HbA1C > 9 cùng với các biến chứng toan chuyển hóa, ceton niệu...

Theo bác sĩ Tôn Thất Kha - trưởng khoa điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm soát chặt chẽ

Công nghệ đo đường huyết liên tục có thể gắn kết với máy tính, điện thoại để bác sĩ theo dõi - Ảnh: BSCC

Máy đo đường huyết mao mạch như thế nào thì được coi là chính xác?

Theo bác sĩ Bảy, với các bệnh nhân đái tháo đường, đo đường huyết đầu ngón tay ít nhất 2-3 lần mỗi tuần là cần thiết để xem điều trị có tốt không và có cần điều chỉnh liều thuốc không. Tuy nhiên hiện có đến hàng chục loại máy đo khác nhau và không phải loại máy nào cũng chính xác, đáp ứng được các tiêu chuẩn ISO.

Hiện nay, tất cả các máy sản xuất sau tháng 5-2016 phải thỏa mãn các tiêu chuẩn mới, chặt chẽ hơn về độ chính xác theo tiêu chuẩn ISO: 15197: 2013, yêu cầu 95% kết quả đường huyết phải đạt tiêu chuẩn sau.

• Dao động trong khoảng ± 0,83 mmol/L kết quả phòng thí nghiệm ở nồng độ < 5,6 mmol/L (trong khoảng ± 15 mg/dl kết quả phòng thí nghiệm ở nồng độ < 100 mg/dL)

• Dao động trong khoảng ± 20% kết quả phòng thí nghiệm ở nồng độ ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL)

Vì vậy, người bệnh chỉ nên mua các loại máy đo đường huyết cá nhân có độ chính xác thỏa mãn tiêu chuẩn ISO: 15197: 2013.

Bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần đo đường huyết mao mạch hằng ngày hoặc ít nhất cũng phải là 2 lần/tuần để đánh giá xem đường huyết của mình có được kiểm soát tốt không. 

Chương trình tư vấn: Hiểu về các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa đái tháo đườngTầm soát và chẩn đoán sớm tiền đái tháo đường

Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% số bệnh nhân có đo thường xuyên, còn lại là không đo hoặc chỉ đo 1 tháng/lần mặc dù biết kết quả đo đường huyết là rất quan trọng.

Lý do chính là họ sợ đau, hoặc chủ quan cho là không cần thiết. Tuy nhiên ngay cả những người đo 3-4 lần/ngày cũng không thể phản ánh chính xác nồng độ glucose trong cơ thể vì nó sẽ biến thiên, thay đổi liên tục, và hầu như không có ai đo được đường huyết về đêm, trong giấc ngủ.

Điều mừng là hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ cho phép đo đường huyết liên tục 24/7, chính xác là thiết bị này tự đo mỗi 5 phút, cả ngày lẫn đêm nên cho biết chính xác gần như 100% diến biến đường huyết của người bệnh.

Điều đặc biệt là thiết bị này còn cho phép cảnh báo người bệnh khi đường huyết có xu hướng lên cao quá hoặc có nguy cơ bị hạ đường huyết, người bệnh biết và có thể chủ động can thiệp bằng cách tiêm thêm insulin (để ngăn đường huyết lên cao) hoặc ăn thêm (để ngăn hạ đường huyết).

Không chỉ vậy, thiết bị này còn cho phép các bác sĩ cùng theo dõi đường huyết (kết nối qua điện thoại) và hỗ trợ người bệnh có hướng xử trí phù hợp khi đường huyết dao động nhiều.

Thiết bị theo dõi đường huyết này được gắn trên da, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, và có thời gian hoạt động từ 1-2 tuần nên rất hữu ích trong đánh giá hiệu quả của các thuốc và các phương pháp điều trị đái tháo đường.

Các chỉ số đường huyết mà bệnh nhân đái tháo đường cần biết:

- Đường huyết an toàn trước bữa ăn: 5 - 7,2 mmol/l; sau ăn 2 giờ: < 10 mmol/l; trước lúc đi ngủ: 6,0 - 8,3 mmol/l.

- Đường huyết không an toàn: >10 mmol/l, đây là mức đường huyết nguy hiểm, bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ ăn cũng như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách xử lý khi đường huyết không ổn định của bệnh nhân đái tháo đường:

- Khi đường huyết thấp: nên ăn một ít bánh ngọt, kẹo, uống sữa hoặc nước đường và tốt nhất nên nhập viện để theo dõi và chỉnh liều thuốc hạ đường huyết.

- Khi đường huyết tăng: nên xem lại chế độ ăn, khẩu phần ăn, kiểm tra lại có quên uống thuốc hay không, sau đó nên đi khám để được tư vấn và điều chỉnh thuốc.

Các loại thuốc hay gây tăng đường huyết và đái tháo đườngCác loại thuốc hay gây tăng đường huyết và đái tháo đường

Thói quen dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe, trong đó có những loại thuốc có thể gây tăng đường huyết và đái tháo đường... cần biết để sử dụng cho đúng.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/can-than-bien-chung-dai-thao-duong-nang-vi-su-dung-dong-ho-vong-tay-do-duong-huyet-a54067.html