Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) - cho hay ở trẻ dưới 18 tháng tuổi hay đưa những vật không phải Lấy búi tóc to như banh tennis khỏi dạ dày bé gái ba tuổi mắc hội chứng ăn tócLiên tiếp nhiều trẻ ở TP.HCM 'thèm ăn tóc' phải nhập viện, mổ lấy 'búi tóc khổng lồ'
Khi trẻ gặp phải hội chứng này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, phát hiện sớm và điều trị hội chứng cho trẻ rất cần thiết.
Chuyên gia tâm lý Mỹ Dung cho biết thêm, rối loạn ăn bậy (hội chứng pica) là chứng rối loạn ăn uống liên quan đến việc ăn những thức ăn không được xem là thực phẩm, không chứa giá trị chất dinh dưỡng… trong thời gian ít nhất một tháng.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng này cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ như thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, bị bỏ đói, rối loạn phát triển (thiểu năng trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ), thiếu sự quan tâm, căng thẳng...
Nếu trẻ ăn những thức ăn không phải thực phẩm mỗi ngày, hãy quan sát trẻ vì đây có thể là triệu chứng của chứng pica. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa vì đôi khi cha mẹ không thể xác định rõ triệu chứng.
Nếu trẻ thường xuyên ăn những thức ăn không phải thực phẩm và tùy thuộc vào loại chất mà trẻ sử dụng sẽ có thể có một số triệu chứng khác nhau như: buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi…
Bên cạnh đó, nhiều biến chứng xảy ra của hội chứng này gồm: đường tiêu hóa, ngộ độc (chì, thủy ngân), nhiễm trùng do ăn phân hoặc chất bẩn, chấn thương miệng, xói mòn răng.
Về việc điều trị hội chứng pica ở trẻ em, chuyên gia tâm lý Mỹ Dung cho hay không có phương pháp điều trị một chiều hay trực tiếp vì còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Trẻ có thể được can thiệp dinh dưỡng, tâm lý, bằng thuốc, hành vi, cảm giác.
Trong trường hợp có con mắc hội chứng pica, cha mẹ không thể trì hoãn việc đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xảy ra.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/tai-sao-co-tre-khoai-an-nhung-thu-khong-phai-thuc-pham-a54294.html