Chưa có nghiên cứu khoa học nào
Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, khẳng định hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa nhóm máu với biểu hiện đỏ mặt sau khi WHO khuyến nghị tăng thuế đối với rượu, bia và đồ uống có đường
Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra hơi nhanh, khiến ethanol tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ.
Ngược lại, người mặt tái sau khi uống rượu là do tốc độ ethanol phân giải thành axit acetic chậm, làm cho mạch máu co lại, máu cung cấp ít, sắc mặt tái đi.
Bên cạnh đó, tửu lượng của một người không phải mang tính ổn định mà còn có mối quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần và sức khỏe của họ.
Nếu cơ thể bạn đang mệt mỏi, sau stress hoặc vận động thể lực quá sức cũng dễ say hơn so với bình thường. Hoặc những người đang có bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan cũng sẽ dễ say, dễ tổn thương hệ thần kinh dẫn đến các biểu hiện.
Hạn chế rượu bia, càng ít càng tốt
Theo tiến sĩ Trương Hồng Sơn - viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, uống rượu bia thường xuyên, lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Ngoài ra, uống rượu bia còn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi và nhận thức, gây ra các hành vi gây rối hoặc tai nạn giao thông.
Do đó, uống rượu bia nói chung nên được hạn chế, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.
Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.
Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml (bia tùy loại mà có chứa 1-12% cồn, thường ở vào khoảng 5%). Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0,05 - 1,2%. 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/tai-sao-nguoi-do-mat-nguoi-tai-nhot-sau-khi-uong-ruou-a54403.html