Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400

Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới thời vua Trần Thuận Tông do thần quyền Hồ Quý Ly chỉ huy. Sau khi hoàn thành, Thành Nhà Hồ là kinh đô của nước Đại Ngu do Hồ Quý Ly sáng lập (1400 – 1407).

Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Dù đã tồn tại hơn 600 năm nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại Đường vào cổng Nam Thành Nhà Hồ.

Thành Nhà Hồ nằm ở nơi địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.

Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 2).

Cửa Nam, cửa chính của Thành Nhà Hồ vẫn còn tương đối nguyên vẹn sau 600 kể từ ngày xây dựng.

Thành Nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào.

Thành Nhà Hồ rộng 155,5ha, bao gồm Thành nội (rộng 142,2ha), La thành (9,0ha) và Đàn tế Nam Giao (4,3ha), nằm trong vùng đệm với diện tích 5.078,5ha. Thành phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 3). Một góc Thành Nhà Hồ nhìn từ trên cao.
Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 4).

Theo thời gian, một số đoạn tường thành đã bị sạt lở, hư hại.

Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khối đá nặng trung bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép theo hình chữ công (I) tạo nên sự liên kết kiên cố.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 5).

Cổng phía Đông thành.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 6).

Vòm thành được ghép bằng những phiến đá nguyên khối. 

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 7). Theo các nhà nghiên cứu, thời điểm xây dựng, người xưa đã đắp đấp hình vòm cổng thành rồi ghép các khối đã lại với nhau. Khi ghép xong, người ta sẽ đào đất xúc đi để lộ ra cổng thành.

Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10-20m và La thành bảo vệ vòng ngoài.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 8). Đôi rồng đá bị cụt đầu bên trong Thành Nhà Hồ. Đây là kiến trúc phát lộ duy nhất còn lại bên trong nội Thành tồn tại cho tới ngày nay.
Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 9). Tường thành cao khoảng 8m được lắp ghép bằng các khối đá nặng hàng chục tấn mà không dùng bất kỳ vật liệu kết dính nào.

Kiến trúc Thành Nhà Hồ được chia làm 2 vòng thành chính. Đó là La thành và Hoàng thành. Tường thành cao trung bình 8m, được cấu tạo bởi hai lớp: Lớp ngoài đá, bên trong là đất.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 10).

Cổng phía Tây thành vẫn gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Văn hoá - Khám phá Thành Nhà Hồ - Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại (Hình 11). Đá xây dựng Thành Nhà Hồ được lấy từ núi An Tôn cách đó khoảng 3km.

Thành nội có 4 cổng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cửa Nam được xây dựng lớn nhất, mở ba vòm cửa, các cửa còn lại chỉ có 1 vòm. Phía trên cửa Nam và cửa Bắc là vọng lâu. Vọng lâu ngoài chức năng là lầu canh còn là nơi Vua ngự duyệt quân trước khi xuất chinh và chủ trì các nghi lễ quan trọng khác.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết, Thành Nhà Hồ là một một tòa thành độc đáo, kỳ vĩ duy nhất ở Đông Á, Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV đầu thế Kỷ XV. Đây là công trình "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử xây dựng kinh thành nước ta thời phong kiến. 

Thành Nhà Hồ là kinh đô của của nhà Hồ (1400 - 1407). Với giá trị về văn hóa, lịch sử, năm 2011, Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó chính là những giá trị nổi bật toàn cầu, thể hiện tính toàn vẹn và xác thực của di sản. 

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/kham-pha-thanh-nha-ho-kiet-tac-kien-truc-da-cua-nhan-loai-a55329.html