Tuy nhiên thực tế chúng ta còn lúng túng khi xử lý những tình huống nguy cấp hoặc ngại phiền hà khi những việc mình làm có thể khiến sức khỏe người gặp nạn nguy hiểm hơn.
Còn sợ phiền hà, sơ cứu không đúng cách
Trường hợp ông Jean (du khách quốc tịch Ấn Độ) đột ngột ngã gục trong nhà hàng ở TP Đà Nẵng được nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ (điều dưỡng Video giây phút nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu du khách ngừng tuần hoàn ở Đà NẵngMạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của TP.HCM đến năm 2030 sẽ có gì?
Chính người dân là những người đầu tiên chứng kiến được sự việc, nếu mỗi người biết cách sơ cứu sẽ tiết kiệm được thời gian vàng, bởi nhiều trường hợp nếu đợi xe cứu thương đến chắc chắn sẽ không kịp.
"Lực lượng sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Tuy nhiên lực lượng người dân được đào tạo sơ cấp cứu ban đầu ở nước ta vẫn còn rất hạn chế.
Hiện nay chủ yếu người dân nếu muốn tham gia các lớp tập huấn sơ cứu ban đầu có thể đăng ký các lớp tại Trung tâm Cấp cứu 115, Hội Chữ thập đỏ, nơi phổ biến cấp cứu đúng cách chưa nhiều. Chính điều này khiến người dân ngại sơ cứu vì sợ rơi vào tình huống xấu hoặc sơ cứu sai cách", bác sĩ Long cho biết.
Bác sĩ Long cho biết thêm, TP.HCM đang hướng đến xây dựng cơ chế, chính sách khen thưởng cho người dân tham gia cấp cứu ban đầu, tránh tâm lý e ngại. Một số nơi ở nước ngoài cũng đã có luật để bảo vệ người sơ cứu cho người bệnh như miễn trừ, không gây phiền phức khi sơ cứu.
Các địa phương cần mở rộng thêm nhiều các lớp tập huấn, buổi diễn tập, phổ cập kiến thức sơ cứu trong cộng đồng liên tục để người dân dễ dàng tham gia.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cũng mới chia sẻ bộ flashcard hướng dẫn 17 tình huống cấp cứu khi có người bị điện giật, chuột rút, rắn cắn, sốc nhiệt, đuối nước, uống nhầm hoá chất, tổn thương mắt, ong đốt, đột quỵ...
Tỉ lệ người tử vong vì tai nạn giao thông cao, chú ý sơ cứu đúng cách
Việt Nam được coi là một trong số các quốc gia có tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích cao trên thế giới, việc nâng cao chất lượng sơ cấp cứu được xác định là giải pháp quan trọng góp phần giảm thiệt hại về người trong các vụ tai nạn giao thông.
Ông Lê Tự Quốc Hiếu, Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và Phòng chống thảm họa TP.HCM, lưu ý trong tình huống bị tai nạn giao thông bất tỉnh không nên đỡ nạn nhân ngồi dậy hoặc di chuyển nạn nhân.
Thực tế đa phần trong các ca tai nạn giao thông ở Việt Nam, người dân thường đỡ nạn nhân ngồi dậy hoặc thậm chí đưa nạn nhân vào lề đường và nghĩ như vậy là giúp đỡ nạn nhân nhưng thực tế hành động này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người bị nạn.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/can-ky-nang-so-cuu-co-ban-de-cuu-nguoi-nha-nguoi-xung-quanh-trong-tinh-huong-cap-bach-a55729.html