Trong suốt 10 năm qua, mỗi năm chỉ có 11 - 12 người chết não Bệnh nhân hiến tạng ở Quảng Ninh cứu sống em bé bị suy gan ở Huế
Ông Dương Đức Hùng, giám đốc Bệnh viện Hữu n-ghị Việt Đức, cũng cho rằng cần có mạng lưới tư vấn hiến tạng từ tuyến cơ sở, mỗi bác sĩ là một tình nguyện viên vận động hiến tạng.
Ông Hùng nêu lên thực tế khi người thân gặp nạn, chính các y bác sĩ là người từng ngày gắn bó với người bệnh, người nhà người bệnh.
"Vì vậy, khi người bệnh chết não, y bác sĩ phải cùng người của trung tâm tư vấn cho người thân, vận động hiến tạng. Người nhà sẽ tin tưởng bác sĩ, việc vận động hiến tạng sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay, chủ yếu vẫn là người của trung tâm tư vấn, vận động hiến tạng.
Ngoài ra, hiện chưa có chế độ chi trả cho công tác vận động này, họ làm là vì tâm, vì cộng đồng. Tới đây, để gia tăng nguồn tạng hiến từ người chết não, cần có những chế độ hỗ trợ đối với lực lượng này", ông Hùng đề xuất.
Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp, hơn 90% nguồn tạng hiến vẫn là từ người cho sống.
"Đây là việc cần phải khắc phục, phải hành động tích cực hơn nữa để trong thời gian tới khắc phục được khó khăn này, bởi nguồn tạng hiến từ người chết não còn rất nhiều. Chúng ta cần phát triển nguồn hiến tạng từ người cho chết não, thành lập các tổ tư vấn cho gia đình, phát triển nguồn tạng hiến từ địa phương, từ đó có nguồn mô tạng để cứu sống người bệnh", ông Thuấn nói.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/nguoi-chet-nao-hien-mo-tang-khong-tang-trong-suot-10-nam-a56324.html