Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cảnh báo đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách, bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần.
Số ca mắc tăng gấp đôi
Theo CDC Đà Nẵng, tính trong ba tháng đầu năm 2024 và tuần đầu tiên của tháng 4-2024, TP Đà Nẵng ghi nhận 244 trường hợp mắc Bệnh tay chân miệng vẫn chưa hạ nhiệt, nhiều trường hợp nặng
Ngày 16-4, BS Dư Tuấn Quy - trưởng khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - cho hay hiện khoa đang điều trị cho trẻ chủ yếu dưới 5 tuổi mắc bệnh tay chân miệng, đa phần ở độ nhẹ 2A.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, BS Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc bệnh viện - cho biết số bệnh chưa biến động nhiều giữa các tháng vừa qua.
BS Tuấn Quy khuyến cáo phụ huynh khi thấy con trẻ có dấu hiệu bất thường như miệng có vết bỏng loét, chảy nước miếng, da nổi hồng ban... cần đến cơ sở y tế thăm khám để được đánh giá có phải trẻ mắc bệnh tay chân miệng hay không, từ đó có phương án theo dõi và chăm sóc, điều trị kịp thời.
Cả nước có hơn 10.000 ca bệnh
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tính đến 7-4 cả nước đã có hơn 10.000 ca mắc, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chưa có ca tử vong. Ca mắc chủ yếu phân bố tại khu vực phía Nam với trên 7.500 ca (chiếm 74,1%); miền Bắc: trên 1.300 ca (chiếm 13,3%); miền Trung: trên 1.000 ca (chiếm 9,8%); Tây Nguyên: trên 200 ca (chiếm 2,8%).
Tại Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng bắt đầu có xu hướng gia tăng trong một tháng qua, với khoảng 60-70 ca/tuần, riêng tuần qua ghi nhận 161 ca mắc.
Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 585 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Thành phố cũng đã ghi nhận 9 ổ dịch từ đầu năm đến nay.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/canh-bao-tai-nhiem-benh-tay-chan-mieng-can-benh-nam-ngoai-da-nong-o-tphcm-a56821.html