Đường máu tăng cao vì ăn thừa đạm
Bác sĩ Nguyễn Huy Cường, chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường, cho biết với bệnh nhân được chẩn đoán bị
Chất đạm - Ảnh minh họa
Ăn đủ để tránh suy thậnBác sĩ Nguyễn Huy Cường nhấn mạnh hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường là thấp glucid và giàu protein đang được phổ biến. Tuy nhiên, nhu cầu khuyến nghị chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường được khuyên là 10 - 20% năng lượng từ protein.
Phần trăm năng lượng protein trong một số bữa ăn nhẹ và những thực phẩm được thiết kế cho bệnh tiểu đường là cao tới 30% năng lượng, trong khi glucid chỉ cung cấp 40% năng lượng trong các thực phẩm này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những người tiểu đường bị bệnh thận có thể bị suy thận nhanh hơn nếu dùng quá nhiều chất đạm trong bữa ăn.
Vì vậy, người ta khuyến cáo nên ăn từ 15 - 20% năng lượng khẩu phần/ngày từ chất đạm (người bình thường là 12 - 14%).
Một người nặng 60kg có thể ăn chừng 200-350g thịt, cá/ngày. Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ…) vừa rẻ tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn. Hạn chế tối đa thịt hộp, pa tê, xúc xích, thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu...
Ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt heo, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol.
Ngược lại đối với người có biến chứng thận do tiểu đường type 2 thì nên tiêu thụ protein ít hơn 10% lượng calo hằng ngày để giảm gánh nặng cho thận.
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Nguyên tắc 1: kiểm soát mức năng lượng đưa vào phụ thuộc cơ địa mỗi cá nhân.
Nguyên tắc 2: ba thành phần sinh năng lượng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cần kiểm soát theo tỉ lệ cân đối và đảm bảo đều đặn hằng ngày.
Khi kiểm soát được 3 thành phần trên người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn. Chất xơ không sinh năng lượng và giúp làm chậm hấp thu đường vào máu.
Nguyên tắc 3: bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài ra người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh ăn những món hầm, xay nhuyễn, chiên, nướng. Ăn chậm nhai kỹ với lượng thức ăn vừa đủ nhu cầu cho cơ thể.
Tránh ăn khuya vì dễ tăng đường huyết vào buổi sáng. Không ăn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng gói. Nên ăn món được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/nguoi-tieu-duong-kieng-tinh-bot-va-chat-ngot-nhung-an-nhieu-dam-de-nguy-hiem-a56945.html