Triển khai bệnh án điện tử rất chậm, do đâu?

Cả nước có gần 1.400 bệnh viện, nhưng đến nay chỉ có 77 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, dù thực hiện thì có lợi cho cả người bệnh và bệnh viện. Bộ Y tế cũng nhận định việc triển khai bệnh án điện tử đang thực hiện rất chậm.

Nhiều bệnh viện thực hiện song song bệnh án điện tử và bệnh án giấy - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Nhiều bệnh viện thực hiện song song bệnh án điện tử và bệnh án giấy - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Từ năm 2018, thông tư 46 của Bộ Y tế đưa ra lộ trình đến hết năm 2023 các cơ sở khám chữa bệnh hạng I nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, triển khai

Sẻ dụng bệnh án điện tử sẽ tiết kiệm 12 phút/hồ sơ bệnh nhân so với bệnh án giấy - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Sẽ sửa đổi hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trường Nam, phó giám đốc Trung tâm thông tin y tế (Bộ Y tế), cho hay bệnh án điện tử là một trong những nội dung cốt lõi, mắt xích quan trọng của chuyển đổi số y tế.

Để triển khai được bệnh án điện tử cần phải làm rất nhiều việc như: triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm, đồng bộ hạ tầng và an toàn thông tin, kéo theo rất nhiều hạng mục khác nữa, dẫn đến chi phí triển khai quá lớn, gây khó khăn cho các bệnh viện.

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi chính thức triển khai bệnh án điện tửSử dụng bệnh án điện tử tiết kiệm 12 phút/hồ sơ so với bệnh án giấy

"Qua đánh giá có nhiều nguyên nhân khách quan, nhưng quan trọng nhất vẫn là nhiều bệnh viện đã lập đề án song không có kinh phí nên không triển khai đồng bộ mà triển khai từng phần, dẫn đến tiến độ bị chậm.

Hiện các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, hầu hết nguồn lực của bệnh viện đầu tư cho khám bệnh, chữa bệnh, không còn nhiều nguồn lực dành cho công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Theo tính toán, trung bình mức đầu tư để một bệnh viện tuyến tỉnh (quy mô 300-500 giường) triển khai bệnh án điện tử sẽ tốn chi phí khoảng 10 tỉ đồng trở lên. Bệnh viện có quy mô lớn như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai... kinh phí sẽ lớn hơn rất nhiều.

Hiện cũng có một số bệnh viện đang triển khai, có nơi đã hoàn thành 80-90% nội dung bệnh án điện tử và trong quá trình vận hành/đã ứng dụng vào khám chữa bệnh nhưng chưa công bố", ông Nam thông tin.

Nên triển khai theo tiến độ

Ông Nam chia sẻ tới đây Bộ Y tế dự kiến sẽ chia nhỏ lộ trình theo mốc giai đoạn, các bệnh viện sẽ thực hiện từng tiêu chí, đáp ứng kịp tiến độ. Trước đây bệnh viện phải chờ đủ kinh phí mới thực hiện, rất mất thời gian. Nếu làm theo lộ trình từng bước, kinh phí giảm đi, sẽ dễ xin được nguồn kinh phí và bố trí nguồn lực để làm, thời gian sẽ rút ngắn.

Đây là giải pháp cốt lõi tháo gỡ cho việc thúc đẩy sớm triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc.

Ông Nam nhận định để triển khai được bệnh án điện tử, chuyện giải pháp kỹ thuật không khó, quan trọng nhất vẫn là kinh phí. Sắp tới khi giá dịch vụ y tế được tính thêm cấu phần chi phí quản lý, trong đó có chi cho công nghệ thông tin sẽ giúp các bệnh viện có thêm nguồn tài chính để triển khai bệnh án điện tử.

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi chính thức triển khai bệnh án điện tửBệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi chính thức triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi vừa tổ chức lễ công bố hoàn tất các điều kiện, tiến tới triển khai áp dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/trien-khai-benh-an-dien-tu-rat-cham-do-dau-a57252.html