Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe cho rằng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Trái bưởi nhiều nước, nhiều vitamin và là trái cây được ưa chuộng

Trái bưởi nhiều nước, nhiều vitamin và là trái cây được ưa chuộng

Tác dụng chữa bệnh không ngờ khi ăn bưởi mỗi ngày

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thái (Viện Phóng xạ hạt nhân và U bướu quân đội), ăn

Ăn bưởi sau uống rượu bia không có lợi cho sức khỏe

Dược sĩ Thuyết phân tích ethanol còn gọi là cồn, là thành phần chính của các loại bia, vang, rượu các loại. Là thức uống không thể thiếu của nhiều người trong các bữa tiệc (người nghiện bia rượu thì bữa ăn nào cũng có). Còn nicotin là chất độc có trong khói thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá nhai, kẹo chứa nicotin.

Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất thay bưởi bằng món tráng miệng khác (dứa hoặc đu đủ chín...) khi uống bia rượu hoặc ngửi phải khói thuốc. Không nên ăn hoặc uống nước bưởi khi dùng các sản phẩm chứa nicotin, ethanol, hoặc hít phải hơi thuốc. Người ngà ngà say bia rượu mà đã ăn bưởi thì không nên lái xe, dễ xảy ra tai nạn.

Cũng theo dược sĩ Trần Xuân Thuyết, kiêng ăn hoặc uống nước bưởi khi dùng những thuốc chữa bệnh có tên gốc như sau: Thuốc hạ mỡ máu (Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin); Thuốc chữa bệnh tim mạch; Thuốc chống tăng huyết áp, nhóm chẹn kênh canxi (Felodipin, Nicardipin, Nifedipin, Nimodipin, Nisodipin);

Thuốc chống loạn nhịp tim (Amiodaron, Disopyramid, Quinidin); Thuốc ức chế Protease (Saquinavir) và Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporin, Tacrolimus). Tương kỵ của các loại thuốc nói trên với dịch bưởi (chủ yếu là dạng thuốc uống). Do dịch bưởi ức chế men chuyển hóa (cytochrom P450 3A4) ở ruột non, làm tăng độc tính của thuốc.

Theo dược sĩ Trần Xuân Thuyết, bưởi là món tráng miệng được nhiều người ưa thích vì có nhiều vitamin và công dụng quý. Tuy nhiên, điều gì xảy ra trong cơ thể sau khi ăn bưởi thì những năm gần đây y học hiện đại mới phát hiện:

- Hấp thu tốt các thuốc bổ và dưỡng chất trong thức ăn: Múi bưởi là món tráng miệng sau bữa ăn rất tốt, vì các chất trong nước bưởi giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất có trong thức ăn.

- Các thuốc bổ dưỡng loại uống (chứa các acid amin, các vitamin, các chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, phốt pho, selen...) sẽ dễ hấp thu vào cơ thể nhờ các chất có trong dịch bưởi (tác dụng này có thể kéo dài tới 12 giờ).

- Giảm cân và giảm tiểu đường: Người lớn thừa cân, ăn mỗi lần nửa quả bưởi, ngày 3 lần liên tục trong 90 ngày sẽ giảm cân trung bình 1,6kg và nhiều nhất là 4,5kg. Các nhà khoa học giải thích các enzym trong múi bưởi đã giúp cơ thể hấp thu đường, giảm lượng đường chuyển hóa thành mỡ dự trữ tạo nên béo phì.

- Kiểm tra máu sau khi ăn bưởi thấy insulin tăng nhẹ, do đó nó điều hòa lượng gluco trong máu và ngăn cản quá trình chuyển hóa gluco thành mỡ dự trữ nên chống béo phì và giảm tiểu đường.

Trái bưởi Việt Nam muốn xuất sang Mỹ cần đáp ứng yêu cầu gì?Trái bưởi Việt Nam muốn xuất sang Mỹ cần đáp ứng yêu cầu gì?

TTO - Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định cho phép nhập khẩu quả bưởi tươi của Việt Nam từ ngày 4-10-2022. Đây là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/uong-ruou-hut-thuoc-xong-cho-dai-an-buoi-keo-hai-suc-khoe-a57306.html