Nhiều trẻ đuối nước nguy kịch, nghỉ lễ cha mẹ cần chú ý

Chỉ trong 3 ngày cuối tuần, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận 3 trường hợp đuối nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Trong đó có 2 trường hợp ở Hà Nội và 1 trẻ ở Mộc Châu (Sơn La).

Cảnh báo nguy cơ đuối nước ở trẻ nhỏ tăng cao - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cảnh báo nguy cơ đuối nước ở trẻ nhỏ tăng cao - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trẻ rơi xuống hồ cá 8 phút mới phát hiện

Trường hợp đầu tiên là bé trai 2 tuổi ở Hà Nội. Ngày 22-4, trong lúc mẹ bận làm việc, bé chạy sang nhà hàng xóm chơi và không may ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2 mét không có rào chắn xung quanh.

Theo camera ghi nhận sau khoảng 8 phút ngã xuống bể cá, trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở.

Gia đình hô hoán mọi người giúp đỡ và được các nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà đến

Phòng tránh nguy cơ đuối nước ở trẻ nhỏ - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cách sơ cứu đúng cách

Bác sĩ Lê Ngọc Duy, trưởng khoa cấp cứu - chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết nhiều người cấp cứu trẻ đuối nước bằng cách dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy, đây là một sai lầm.

Đau xót hai anh em ruột chết đuối dưới hồ nước tưới tiêu

Tuyệt đối không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ; không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở.

Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức như sau:

Bước 1: Khi thấy trẻ đuối nước cần đưa ngay trẻ lên bờ và gọi ngay 115.

Bước 2: Đánh giá tình trạng của trẻ.

Bước 3: Nếu trẻ không tỉnh mà thở được cần đặt trẻ ở tư thế an toàn; chuẩn bị đưa trẻ đến cơ sở y tế. Cần đưa tất cả trẻ bị đuối nước đến cơ sở y tế.

Bước 4: Nếu trẻ không tỉnh: mở thông đường thở bằng ngửa đầu nâng cằm; kiểm tra thở (bằng cách nhìn sự di chuyển của lồng ngực hoặc nghe và cảm nhận hơi thở). Chú ý không ngửa đầu, nâng cằm nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ.

Thực hiện các bước cấp cứu nếu trẻ không thở, hãy tiến hành hồi sức tim - phổi bằng cách thôi ngạt 5 lần, ép tim ngoài lồng ngực 30 nhịp. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức, ấn sâu khoảng 1/3 - 1/2 lồng ngực. Tần số ép tim 100-120 lần/phút; thổi ngạt 2 lần.

Bước 5: Khi trẻ tỉnh cần đặt trẻ ở tư thế an toàn.

Chú ý khi cấp cứu trẻ đuối nước:

Khả năng chịu đựng thiếu oxy não tối đa là 5 phút.

Cần liên tục hồi sức tim phổi cho tới khi trẻ tỉnh, thở lại hoặc khi nhân viên y tế đến.

Tất cả trẻ đuối nước, kể cả được cứu lên kịp thời cũng cần đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá toàn trạng.

Kịp thời cứu nhiều người tắm biển đuối nước ở Quy NhơnKịp thời cứu nhiều người tắm biển đuối nước ở Quy Nhơn

Tối 21-4, ông Nguyễn Tấn Nghĩa - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Môi trường Bình Định - cho biết trong ngày 20 và 21-4, lực lượng cứu hộ bờ biển Quy Nhơn đã cứu bốn người bị đuối nước khi tắm biển.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/nhieu-tre-duoi-nuoc-nguy-kich-nghi-le-cha-me-can-chu-y-a57534.html