Trái mướp có nhiều công dụng chữa bệnh rất độc đáo

Mướp không chỉ làm nên món ăn, kết hợp mồng tơi, rau đay nổi tiếng ngày hè mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Từ mướp có thể chế được nhiều món ăn, đồ uống có công dụng giải khát và chữa bệnh.

Mướp có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Mướp có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Phòng chữa được nhiều bệnh

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết nói đến 

Mướp làm sinh tố giải khát chữa bệnh rất độc đáo - Ảnh minh họa

"Công thức sinh tố mướp" giải khát chữa bệnh 

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn nhấn mạnh ngoài chế biến món ăn, y học cổ truyền còn dùng mướp để chế ra được khá nhiều đồ uống có công dụng giải khát chữa bệnh rất độc đáo.

Mướp ép: Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (nếu dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp + mướp đắng: Mướp tươi 500g, khổ qua 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp + khế: Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái, là loại đồ uống rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹNgò gai cực quen thuộc và có tác dụng trị bệnh không ngờ

Mướp + củ cải: Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: hành khí lợi niệu, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp + rau cần tây: Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng. Rau cần rửa sạch, cắt đoạn. Hai thứ đem ép lấy nước, lọc qua vải sạch, pha thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp + nước dừa: Mướp tươi 500g, nước dừa 500ml. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp + sữa: Mướp tươi 100g, sữa bò tươi 500ml. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp + chanh và táo: Mướp tươi 300g, táo tây 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. 

Công dụng: bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, dùng làm nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm gan.

Mướp + hành tây: Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Lưu ý khi dùng mướp

- Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện phân thường xuyên lỏng hoặc nát thì không nên ăn và những người liệt dương thì không được ăn nhiều.

- Không nên nấu mướp với cá chạch. Mướp chứa lượng vitamin B1 dồi dào, trong khi đó cá chạch lại chứa enzyme có khả năng phá hủy vitamin B1. Nếu ăn cùng nhau, enzyme trong cá chạch có thể làm giảm lượng vitamin B1 trong mướp, làm suy giảm giá trị dinh dưỡng của chúng đối với cơ thể.

- Không nấu mướp với rau chân vịt: Rau chân vịt cùng với mướp đều có tính chất mát và chứa nhiều chất xơ. Nếu tiêu thụ cả hai cùng một lúc có thể kích thích nhu động ruột quá mức và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng hay tiêu chảy.

Thêm vào đó, rau chân vịt có hàm lượng axit oxalic, trong khi mướp lại giàu canxi. Sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự hình thành canxi oxalat, một hợp chất khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn.

- Tránh củ cải trắng: Củ cải trắng cùng với mướp, khi ăn chung, cả hai thực phẩm này đều có tính lạnh có thể gây ra cảm giác lạnh trong bụng và đau bụng do tính hàn của chúng.

5 mối nguy hiểm khi ăn mướp đắng có thể gây độc cho cơ thể5 mối nguy hiểm khi ăn mướp đắng có thể gây độc cho cơ thể

Theo Carlo La Vecchia (bác sĩ kiêm giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Milan, Ý) mẹ bầu không nên ăn nhiều mướp đắng vì có thể dẫn đến sẩy thai.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/trai-muop-co-nhieu-cong-dung-chua-benh-rat-doc-dao-a57894.html