Đang khỏe mạnh có thể đột quỵ vì rung nhĩ

Khoảng 25% đột quỵ do rung nhĩ. Rung nhĩ không chỉ làm tăng 5 lần nguy cơ đột quỵ mà còn gây rối loạn huyết động, các biến cố tắc mạch, suy tim và tử vong... Bệnh không chỉ gặp ở người già mà đang xuất hiện ở cả người trẻ.

Rung nhĩ gây tắc động mạch ở bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Rung nhĩ gây tắc động mạch ở bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nguyên nhân tử vong thứ 2 

Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vừa điều trị bệnh nhân nữ ở Phù Ninh, Phú Thọ, có tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện bệnh lý gì. 

Bệnh nhân vào viện giờ thứ 3 sau suy giảm ý thức, liệt 1/2 người trái. Ngay khi vào viện, bệnh nhân được khám chụp phim CT sọ não có hình ảnh tắc động mạch cảnh trong phải. Điện tim phát hiện

Biểu hiện của rung nhĩ - Ảnh: BVCC

Tầm soát, quản lý rung nhĩ để tránh đột quỵ

Dự phòng đột quỵ não là mục tiêu được ưu tiên khi quản lý một bệnh nhân rung nhĩ. Và tầm soát rung nhĩ cũng là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân đột quỵ. Do đó bạn nên khám sức khỏe để được phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.

Theo TS Phạm Trần Linh - Viện Tim mạch Việt Nam, rung nhĩ là một rối loạn nhịp trên thất, gây ảnh hưởng huyết động liên quan đến tần số đáp ứng thất bất thường (quá nhanh hoặc quá chậm) và mất sự đồng bộ giữa nhĩ và thất. 

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng cho biết bản thân rung nhĩ ít khi nguy hiểm chết người nhưng nó có thể dẫn tới một số biến chứng nặng nề. 

Các triệu chứng thường gặp của rung nhĩ gồm cảm giác hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, khó thở do suy tim, và nguy hiểm nhất là đột quỵ (méo miệng, liệt nửa người, có thể hôn mê và tử vong). Vì thế, nếu đã được chẩn đoán là rung nhĩ, bạn cần phải tới bác sĩ để được khám và điều trị ngay

Trước hết, cần xác định xem rung nhĩ này do nguyên nhân gì và tiến hành điều trị theo nguyên nhân. Ở Việt Nam, tỉ lệ cao bệnh nhân gặp rung nhĩ do bệnh lý van tim do thấp (hẹp hai lá), nguyên nhân thứ 2 hay gặp là rung nhĩ do cường giáp, basedow... 

Vì vậy, cần làm xét nghiệm hormone tuyến giáp để xem mình có bị cường giáp hay basedow không.

Một nguyên nhân rung nhĩ nữa là cao huyết áp lâu ngày, bệnh suy tim người già, hoặc một số rối loạn chuyển hóa khác. Nếu không mắc bệnh nào trong số những bệnh trên mà chỉ có rung nhĩ đơn thuần được gọi là rung nhĩ vô căn.

Trong mọi trường hợp rung nhĩ, cần phải uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ. Bởi khi bị rung nhĩ, bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong buồng tim, điều này sẽ dẫn đến những nguy cơ tắc mạch não, mạch chi dẫn đến liệt nửa người, hoặc tàn phế, thậm chí tử vong. 

Uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng này.

Trước đây rung nhĩ chỉ gặp ở người già, người trẻ dưới 40 tuổi rất hiếm gặp nhưng hiện tại ngày càng trẻ hóa, có cả ở tuổi 20 - 30.

Để phát hiện sớm rung nhĩ hoặc các tình trạng rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh và không đều, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và khó thở, thậm chí ngất xỉu...), người dân cần đi kiểm tra nhịp mạch thường xuyên và ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh.

Khi bệnh nhân rung nhĩ xuất hiện: đau thắt ngực hơn 5 phút, đau lan lên cổ hàm và cánh tay, vã mồ hôi lạnh đột ngột, cảm thấy đầu óc quay cuồng và khó thở, ho ra máu, tê bì tay chân và mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực… là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ hoặc nhồi máu não.

"Để phòng ngừa rung nhĩ, người bệnh nên lựa chọn lối sống có lợi cho sức khỏe. Ăn uống khoa học theo chỉ định của bác sĩ và vận động thể lực phù hợp, đều đặn" - GS.TS Lê Ngọc Thành, chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, khuyên.

"Giải mã" biểu tượng hình trái tim'Giải mã' biểu tượng hình trái tim

Biểu tượng hình trái tim không thật sự trông giống trái tim con người xét về mặt giải phẫu học, nhưng vì sao vẫn được số đông chấp nhận?

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/dang-khoe-manh-co-the-dot-quy-vi-rung-nhi-a57967.html