Nắng nóng khiến người bệnh đái tháo đường có thể gặp nhiều biến chứng

Nắng nóng làm tăng nguy cơ kiệt sức và khiến bệnh nhân đái tháo đường khó duy trì lượng đường trong máu bình thường hơn. Vì vậy, cần phải tuân thủ những thói quen lành mạnh giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường trong mùa nắng nóng.

Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại TP.HCM đạt mục tiêu điều trị gia tăng từ 15% lên đến 63% - Ảnh: THU HIẾN

Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại TP.HCM đạt mục tiêu điều trị gia tăng từ 15% lên đến 63% - Ảnh: THU HIẾN

Bà N.T.N. (52 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) cho biết bà bị bệnh đái tháo đường đã nhiều năm nay. Do tính chất công việc, bà thường xuyên phải đi lại ngoài đường kể cả những ngày Tầm soát và chẩn đoán sớm tiền đái tháo đườngMắc đái tháo đường kiêng tinh bột là đúng hay sai?

Insulin đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đôi khi có màu nâu. Không sử dụng insulin khi có dấu hiệu biến đổi màu sắc. Nên bảo quản insulin trong tủ lạnh hoặc túi mát, chú ý không để insulin trong tủ đông lạnh.

- Giữ nước: Thời tiết nắng nóng gây đổ nhiều mồ hôi, hoặc đường huyết tăng cao khiến tiểu nhiều gây mất nước. Người bệnh cần uống nhiều nước hơn. Nên mang nước theo bên mình nếu lao động hoặc hoạt động ngoài trời.

Uống nước từng ngụm, không uống một lần quá nhiều nước. Không giải khát bằng nước ngọt, nước có gas hay nước ép trái cây gây tăng đường huyết.

Ngoài ra, khi ra ngoài nắng nhớ mặc áo dài tay, quần rộng, đội mũ và đeo kính râm. Nên thoa kem chống nắng ở mặt và vùng da hở từ 15 - 30 phút trước khi ra nắng.

Khi bị kiệt sức vì nóng, mất nước sẽ có các triệu chứng bao gồm: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, co thắt dạ dày, da nhợt nhạt. Ngay lập tức, cần di chuyển đến nơi mát mẻ để nghỉ ngơi. Sau đó, đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho người bệnh đái tháo đường ngày nắng nóng

Bác sĩ dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết không có một loại thực phẩm nào có thể giúp giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả, nhưng nếu bạn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh có thể giúp thúc đẩy lượng đường trong máu ổn định hơn.

- Bông cải xanh: Một trong những nguyên lý của chế độ ăn giảm lượng đường trong máu là tăng cường thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày.

Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa để giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Chất xơ có nhiều trong các loại rau họ cải, trong đó bông cải xanh là lựa chọn hiệu quả.

- Các loại hạt và quả hạch: Hạnh nhân, óc chó, mắc ca… chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ và là một nguồn protein thực vật tốt. Bộ ba chất dinh dưỡng này giúp ổn định phản ứng đường huyết của cơ thể sau khi ăn.

- Quả mâm xôi: Nhiều loại trái cây rất giàu đường tự nhiên, có nghĩa là chúng có xu hướng làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng quả mọng, đặc biệt là quả mâm xôi chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

- Yến mạch: Là loại ngũ cốc nguyên hạt tuyệt vời tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Nó cũng nằm trong danh sách thực phẩm hàng đầu giúp ổn định lượng đường trong máu, tốt cho người bệnh đái tháo đường.

- Quả bơ: Quả bơ chứa đầy chất béo lành mạnh. Chất béo trong quả bơ là chất béo không bão hòa đơn có tên là axit oleic có lợi cho tim.

Quả bơ cũng chứa nguồn chất xơ dồi dào và rất giàu magiê, có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để giảm lượng đường trong máu, giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Cẩn thận biến chứng đái tháo đường nặng vì sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyếtCẩn thận biến chứng đái tháo đường nặng vì sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết

Cho đến tháng 2-2024, FDA chưa phê duyệt bất kỳ loại đồng hồ hay vòng đeo tay thông minh nào cho mục đích tự đo hoặc ước tính giá trị đường huyết. Người sử dụng thiết bị này có thể nguy hiểm tới tính mạng do việc đo không chính xác.

Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/nang-nong-khien-nguoi-benh-dai-thao-duong-co-the-gap-nhieu-bien-chung-a58024.html