Nhiều người động viên "mẹ bầu càng nghén, con càng khỏe", điều này có đúng?
Bác sĩ sản phụ khoa Phan Diễm Đoan Ngọc cho biết nghén là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…
Nghén thường xảy ra vào buổi sáng, tuy nhiên chúng có thể xảy ra bất cứ buổi nào trong ngày. Mẹ bầu thường bắt đầu cơn nghén vào trước tuần thai thứ 9 và kết thúc trước tuần 12 - 14. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghén kéo dài qua vài tháng và có thể suốt thai kỳ.
Khoảng 0,3 - 3% thai kỳ bị tình trạng Vợ mang thai, nhưng vì sao chồng lại…nghén?ĐỌC NGAY
Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỉ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nghén nặng và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sinh. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.
Mẹ bầu bị nghén trong thai kỳ thường được bác sĩ tư vấn cách ăn uống, lựa chọn thực phẩm và sinh hoạt. Theo đó, mẹ bầu không nên ăn quá no hay để bụng quá đói đều làm tăng cảm giác nôn, buồn nôn.
Nên chia nhỏ cữ ăn thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn ba cữ chính. Thử ăn vài cái bánh quy, snack vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài.
Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, nặng mùi… Nên ăn các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, khô (chuối, bánh mì, mì Ý, khoai tây, ngũ cốc…), các loại thực phẩm mát lạnh (salad, sữa chua, trái cây hoặc xúp lạnh). Trong ngày, có thể ngậm thêm gừng tươi, mứt hay kẹo gừng, uống trà gừng.
Song song đó nên uống nhiều nước. Các loại nước lạnh, chua, có mùi dễ chịu như nước chanh, nước cam, bạc hà, trà xanh… có thể làm mẹ dễ chịu hơn.
Sau khi thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây nôn nhưng vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống nôn và vitamin để cắt giảm cơn nghén.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/me-bau-met-moi-vi-nghen-nang-a58091.html